Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 Khi đọc bài thơ "bếp lửa", em nhận ra những...

Khi đọc bài thơ "bếp lửa", em nhận ra những gì đã trải qua cùng bà có dấu ấn sâu sắc như thế nào đối với người cháu? hãy phân tích tác phẩm hoặc đoạn trích tro

Câu hỏi :

Khi đọc bài thơ "bếp lửa", em nhận ra những gì đã trải qua cùng bà có dấu ấn sâu sắc như thế nào đối với người cháu? hãy phân tích tác phẩm hoặc đoạn trích trong tác phẩm đễ làm sáng tỏ nội dung ấy

Lời giải 1 :

Bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng bạn đọc khi hướng đến tình cảm bà cháu thắm thiết, gắn bó. Khi đọc bài thơ, chúng ta nhận ra những gì đã trải qua cùng bà có dấu ấn sâu sắc đối với người cháu. Chỉ với ba câu thơ đầu, ta cũng như thấy tấm lòng, sự trân trọng, nâng niu mà cháu dành cho bà, cho quá khứ:

Mở đầu bài thơ, điệp ngữ “một bếp lửa” được nhắc lại hai lần ngân lên như một điệp khúc thiết tha, sâu lắng vô cùng và gợi ra bao nhung nhớ trong lòng người:

Một bếp lửa chờn vờn sương sớm 

Câu thơ đã gợi lên một hình ảnh quen thuộc trong mọi gia đình Việt Nam là hình ảnh bếp lửa. Hình ảnh “ bếp lửa” trong câu thơ trước tiên là một hình ảnh tả thực. Bếp lửa quen thuộc và không thể thiếu trong mỗi gia đình. Điệp ngữ "một bếp lửa" gợi hình dung về hình ảnh quen thuộc, gắn bó vô cùng giữa người cháu với bà, với tuổi thơ. Từ láy “ chờn vờn” là một từ độc đáo được tác giả sử dụng trong bài. Đây trước hết là từ láy tượng hình vừa miêu tả ngọn lửa  bập bùng  giữa làn sương sớm với bóng bà in trên vách. Nhưng đồng thời, qua câu thơ, ta thấy gợi cái mờ nhòa của hình ảnh ký ức theo thời gian.

Trong câu hai, tác giả lặp lại "một bếp lửa ấp iu nồng đượm". Chỉ một từ “Ấp iu” nhưng ta cũng thấy dược sáng tạo mới mẻ của nhà thơ . Đó không phải là từ láy, từ ghép đơn thuần mà là sự kết hợp và biến thể của hai từ “ấp ủ” và “nâng niu”. Ta như thấy được đôi bàn tay của người bà kiên nhẫn, khéo léo chăm chút từng bữa ăn, giấc ngủ cho cháu. 

Trước yêu thương, chăm sóc của bà, lòng cháu cũng tràn ngập những nhớ thương vô hạn: 

“ Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”

Chữ “ thương” là từ biểu cảm trực tiếp khẳng định tình cảm cháu dành cho bà. Cháu hiểu mọi vất vả, khó nhọc và vô cùng trân trọng sự hy sinh của bà. Cụm “Biết mấy nắng mưa” là một cách nói ẩn dụ gợi ra phần nào cuộc đời vất vả lo toan của bà. Nắng mưa không phải thời gian mà nói về những vất vả của bà kéo theo năm tháng. 

Lời thơ cho ta thấy được tình cảm tha thiết, nâng niu, trân trọng mà tác giả dành cho người bà của mình, cho quá khứ. Bếp lửa đã đem đến cho lòng người bao nhớ thương vô hạn. 

Thảo luận

Lời giải 2 :

Văn học Việt Nam chưa bao giờ thiếu đi những áng văn chương đong đầy cảm xúc về tình yêu gia đình lớn dần lên thành tình yêu quê hương, đất nước. Phần tình cảm ấy xây dựng nên hình bóng của một ngôi nhà rất thân thuộc gần gũi. Giữa những ngôi nhà ấy cái tên sáng giá nhất mà người ta thường nhắc tới “ Bếp lửa” của Bằng Việt – nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp. “ Bếp lửa” gói gọn lại từng khúng bậc cảm xúc trong những kỉ niệm bên bà, tình bà cháu gắn bó. Điều làm lớn lao hơn hình ảnh bà trong mắt cháu là lúc có chiến tranh diễn ra ngay vào khổ 4 bài thơ.

“Bếp lửa” được in trong tập “ Hương cây – Bếp lửa” và được viết vào năm 1963 khi mà tác giả đang sinh sống  và học tập tại Liên Xô. Ngay tại lúc ấy, đất nước đang trong thời kì kháng chiến chống Mĩ, miền Bắc đang xây dựng chủ nghĩa xã hội. Qua các hình ảnh thơ giàu tính biểu trưng ta lại càng thêm khảng định lại tấm chân tình của tác giả dành cho bà, trong mắt người cháu hình ảnh bà thật lớn lao, cháu học được từ bà rất nhiều thứ.

Với khổ 4 của “ Bếp lửa” , vẫn tiếp tiếp diễn cái quá khứ sống bên bà nhưng Bàng Việt lại sang một thời gian khác khi đó lại là lúc cuộc sống của hai bà cháu đã có giặc xuất hiện. Hoàn cảnh sống của hai bà cháu vốn dĩ đã khó khăn nhưng khi giặc xuất hiện, mọi thứ dường như chỉ còn là tro bụi khi mà “ giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi”. Qua cách nói quá ta dường như đã nhận ra cái không gian chiến tranh đau thương, mất mát. Tội ác của quân giặc gieo rắc khắp nơi gây nên biết bao đau thương cho người dân khi đàn áp dân ta mội cách thẳng tay. Có lẽ với Bằng Việt đó là một tuổi thơ đầy ám ảnh, khiếp đảm, dữ dội, không mấy yên bình. Đó là hoàn cảnh chung của người dân trong thời kì thực dân Pháp xâm lược.

Trong hoàn cảnh ấy, “ hàng xóm – lầm lụi” vẫn hiện lên “ đỡ đần bà – lều tranh” đã vẽ lên cái sự im lặng , cảm nhận ra cái mất mát to lớn cảu nhân dân, mất nhà cửa và mất cả tính mạng, người thân. Dù chỉ là qua các từ láy nhưng ta cứ cảm tưởng như sự đau khổ gào xé tâm can lòng người nhưng lại không thể thốt ra mà phải về trong im lặng. Bà và cháu cứ thế mà đã sống trong tình làng, nghĩa xóm thân thiết, đùm bọc gắn bó của láng giềng.

Lời bà dặn cứ thế mà thành lời, in sâu trong tâm trí cháu:

“ Mày viết thư chớ kể này kể nọ

Cứ bảo nhà vẫn được bình yên .”

Tác giả đã dẫn lời của bà trực tiếp mnag đậm chất tự sự trong thơ. Đó còn là câu cầu khiến với mục đích ra lệnh hòa với giọng thơ rất đỗi nghiêm túc. Cỏ vẻ như bà lo cho các con ngoài mặt trận hơn là tình cảnh của hai bà cháu ở nhà. Bà muốn làm yên lòng người ra trận, muốn các con chắc tay súng đánh giặc vì ở gia đình đã có bà coi sóc. Bà hiện lên là một con người mạnh mẽ, biết hi sinh, một con người đầy nghị lực, dẻo dai. Đó alf một sự hi sinh không hề nhỏ của bà dành cho quê hương đất nước, dân tộc mình. Dường như hình ảnh bà lớn lao hơn. Hình ảnh bà tượng trưng cho vẻ đẹp của người phụ nữa VN hiện đại, hình ảnh của một người mẹ VN anh hùng. Bà chính là chỗ dựa cho con cháu, bà chính là quê hương, bà như một hậu phương vững chắc cho con cháu yên lòng đánh giặc.  

Cứ như thế mà cháu đã chứng kiến hình ảnh của bà trong tình làng nghĩa xóm, trong tình yêu quê hương đất nước. Cháu sẽ học được những điểu đẹp đẽ đó từ bà, từ vẻ đẹp rất đỗi thường nhật ấy. Với cháu, một lần nữa bà quả thật là một hình ảnh vĩ đại, cao cả. Ở cháu lớn lên sự ngưỡng mộ, khâm phục bà mà nhìn bà, yêu bà bằng ánh mắt tôn thờ. Tình cảm bà cháu gắn bó thân thiết hòa chung với tình yêu làng xóm, quê hương, đất nước. Nhắc tới đây ta chợt nhớ tới những vần thơ của Xuân Quỳnh:

“ Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu Tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi, cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ.”

Đó là khi mà cháu biến tình yêu bà thành động lực, thành hành động bảo vệ ttoor quốc, cháu bảo vệ cho cái chung cũng bảo vệ cái riêng ( có nước mới còn nơi để về đó, nơi về với bà).

Kết lại khổ 4, chẳng còn gì hơn ngoài trái tim ấm nóng của Bằng Việt qua một tâm hồn hết sức trẻ thơ lớn lên trong những hình ảnh đẹp đẽ, rất đỗi tốt đẹp của bà, bên bà. Điều đó đã làm nên Bàng Việt của hiện tại, hồi tưởng lại quá khứ ấy, một quá khứ đầy đau thương nhưng lại rất ấm áp, chứa biết bao nhiêu điều tốt đẹp mà cháu học từ bà, từ người thầy vĩ đại của đời cháu. Hình ảnh bà đại diện cho hình ảnh của gia đình, quê hương, đất nước và cũng đại diện cho lớp người thế hệ đi trước. Tình cảm của cháu đã nói lên cho tình cảm của những thế hệ đi sau bằng sự ngưỡng mộ, trân trọng lớp thế hệ trước.

Bằng một giọng thơ thủ thỉ, tâm tình, có sự hòa quyện giữa chất tự sự, miêu tả với trữ tình và hình ảnh thơ có tính biểu trưng, từ ngữ giàu sức gợi cùng các BPNt : Điệp, ẩn dụ, nhân hóa, nói quá, hoán dụ, câu hỏi tu từ, đảo ngữ đã làm nên một “Bếp lửa” hết sức ấn tượng.  Thật không nói quá quá về tài năng của Bằng Việt khi khai thắc về chủ đề ty gia đình khi “ bếp lửa” lại nổi bật tới vậy, rực rỡ giữa muôn vàn tác phẩm khác. Nó ẩn chưa trong mĩnh nỗi niềm của Bằng Việt và khổ 4 cũng đã không nằm ngoài cảm xúc đó.

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK