Mở bài:
Chính Hữu (1926 - 2007) tên khai sinh là Trần Đình Đắc quê ở Hà Tĩnh là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Bản thân là một người lính nên ông rất am hiểu tâm tư, tình cảm của người lính. Ông viết nhiều, viết hay về đề tài chiến tranh và người lính. Thơ ông giàu hình ảnh, giọng điệu phong phú khi thì thiết tha trâm hùng, khi lại sâu lắng hàm súc. Tác phẩm "Đồng chí" thể hiện lên hình tượng người lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp.
*TRÍCH LẠI 7 CÂU THƠ ĐẦU CỦA TÁC PHẨM ĐỒNG CHÍ*
Thân bài:
Bài thơ được sáng tác mùa xuân năm 1948, sau khi tác giả tham gia chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông (1947). Bài thơ là kết quả từ những trải nghiệm của tác giả về thực tế cuộc sống và chiến đấu của bộ đội ta trong những ngày đầu kháng chiến. Bài thơ được in trong tập thơ "Đầu súng trăng treo" (1966). "Đồng" có nghĩa là cùng, chí là cùng lí tưởng hoài bão. Đồng chí là những người có chung hoài bão chung một tổ chức cách mạng. Đoạn trích trên thuộc 7 câu thơ đầu của tác phẩm nói về những cơ sở tạo nên tình đồng chí.
Bài thơ mở ra bằng những lời tâm sự , giãi bày về hoàn cảnh của người lính.
"Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá"
Tình đồng chí của họ bắt đầu từ hoàn cảnh xuất thân giống nhau. Người thì từ đồng bằng duyên hải nước mặn xâm lấn, người lại từ vùng quê trung du miền núi đất đai khô cằn. Tuy cách xa nhau về không gian địa lý nhưng họ cùng chung cảnh nghèo khó, thiếu thốn. Những thành ngữ "nước mặn đồng chua, đất cày lên sỏi đá" đã diễn tả chính xác cuộc sống nghèo khổ khó khăn của những người nông dân trước khi vào chiến trường trở thành người lính. Bởi vì là những người nông dân nên cách nói của họ cũng giản dị, mộc mạc không che giấu sự nghèo nàn, không xấu hổ về những vùng quê nghèo khó.
Trước ngày nhập ngũ, họ sống ở mọi phương trời xa lạ:
"Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
Súng bên súng đầu sát bên đầu"
Chính Hữu đã sắp xếp những từ ngữ rất đặc biệt, khi còn là những người xa lạ, chữ anh đứng 1 dòng thơ, chữ tôi đứng 1 dòng thơ, nhưng khi họ gặp gỡ. Đặc biệt chữ anh luôn đứng trước chữ tôi cho thấy tình cảm yêu thương trân trọng giữa những người lính.
Cơ sở tạo nên tình đồng chí là hoàn cảnh chiến đấu chung lí tưởng cao đẹp vì quê hương đất nước. Nhà thơ đã xây dựng hình ảnh sóng đôi "súng bên súng đầu sát bên đầu" kết hợp với tính chất hoán dụ thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa những con người cùng chung nhiệm vụ, cùng chung chiến hào.
Tình đồng chí, đồng đội càng thắm thiết hơn qua hoàn cảnh khó khăn thiếu thốn của người lính ở chiến trường, thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Từ đó những người lính đã gắn bó bằng tình cảm thiêng liêng sâu nặng, thấu hiểu. Từ Hán Việt "tri kỷ" đã diễn chính xác tình cảm giữa những người lính trước khi họ trở thành đồng chí.
"Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ
Đồng chí!"
Từ những điều giản dị, cụ thể đó, 2 tiếng "đồng chí" vang lên với 1 dấu chấm cảm thể hiện niềm xúc động dâng trào trong trái tim của những người lính tạo nên 1 điểm nhấn và cũng là lời khẳng định tình cảm đồng đội thiêng liêng, cao đẹp. Hai tiếng đồng chí có giá trị như bản lề gắn kết đoạn thơ trên với đoạn thơ dưới.
Ở đoạn thơ này Chính Hữu có sự sáng tạo khi sắp xếp từ ngữ theo chiều hướng tăng tiến và sự phát triển gắn bó bền chặt của tình đồng chí. Lúc đầu họ là những người xa lạ chăng hẹn quen nhau rồi đến lúc "Súng bên súng đầu sát bên đầu", "Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ" và đỉnh cao của tình cảm ấy là tình đồng chí.
Độc lập tự do của đất nước không thể nào quên công lao to lớn, sự hi sinh của những người lính thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Hình ảnh họ càng trở nên hùng vĩ qua đôi mắt của các nhà thơ, nhà văn.
"Hoan hô anh giải phóng quân
Kính chào anh con người đẹp nhất
Lịch sử hôn anh chàng trai chân đất
Sống hiên ngang bất khuất trên đời"
Bài ca xuân 68 - Tố Hữu
Bằng những chi tiết hình ảnh, ngôn ngữ giản dị mộc mạc trong cách cảm, cách nghĩ của người nông dân, kết hợp với những chi tiết cụ thể chân thực của đời sống ở chiến trường, Chính Hữu đã tạo nên 1 bài thơ xúc động.
Bài thơ khắc họa vẻ đẹp của hình tượng người lính thời kì kháng chiến chống Pháp. Đó là lòng yêu quê hương đất nước, là tinh thần dũng cảm, là thái độ lạc quan và đặc biệt hơn cả là tình đồng chí, đồng đội thiêng liêng cao cả.
Kết bài:
Bài thơ nhắc nhở mỗi con người chúng ta đặc biệt là thế hệ trẻ về tinh thần trách nhiệm đối với quê hương đất nước.
@Adrian Pucey
28/05/2022
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK