câu 1 :
câu rút gọn là những câu nói mà trong quá trình nói chuyện hoặc viết chúng ta có thể lược bỏ một số thành phần của câu VD:Ban khen rằng: “ấy mới tài”.
Giúp cho câu nói, câu văn của bạn gọn hơn. Có thể cung cấp đáp ứng những thông tin một cách nhanh chóng nhất.
+ Có thể tránh lặp những từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước.
câu 2:
Câu đặc biệt là câu không có cấu tạo theo mô hình cụm chủ ngữ – vị ngữ
Ví dụ về câu đặc biệt:
Câu đặc biệt được sử dụng phổ biến trong giao tiếp hàng ngày và trong văn học với các mục đích cụ thể:
Ví dụ: “Đêm Giáng Sinh. Cái lạnh như “cắt da cắt thịt” vẫn không đủ để xua tan đi sự cô đơn trong lòng”.
=> “Đêm giáng sinh” là một câu đặc biệt dùng để xác định thời gian.
Ví dụ: “May quá! Điểm của tao vừa đủ để qua môn!”
=> “May quá!” là câu đặc biệt dùng để bộc lộ cảm xúc vui mừng của người nói khi vừa đủ điểm qua môn, không phải học lại.
Ví dụ: “Hoa ơi! Hoa ơi! – Hồng kêu lên khi thấy một người có dáng người giống bạn của mình”.
=> “Hoa ơi! Hoa ơi!” là câu đặc biệt có chức năng dùng để gọi đáp.
Ví dụ: “Buổi sớm tại vùng quê thật trong lành. Tiếng chim. Tiếng người.”
=> “Tiếng chim. Tiếng người” là câu đặc biệt dùng để liệt kê các âm thanh vào buổi sáng sớm của vùng quê.
câu 3:Đặc điểm của trạng ngữ:
- Về ý nghĩa: trạng ngữ được thêm vào câu để xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu.
VD: hôm qua, em ở nhà
- Về hình thức:
+ Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu, cuối câu hay giữa câu
VD:ngày nay, thế giới đang phải đấu tranh với virut corona
+ Giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ thường có một quãng nghỉ khi nói hoặc dấu phẩy khi viết.
VD: hôm qua, trời mưa to
câu 4:Việc tách câu như trên có tác dụng nhấn mạnh ý, biểu thị cảm xúc của người viết về niềm tự hào, tin tưởng vào tương lai của tiếng Việt.
VD: Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình. Và để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của nó
-> trạng ngữ 2 được tách ra thành một câu riêng để nhấn mạnh ý của nó (niềm tin tưởng vào tương lai của tiếng Việt).
câu 5:Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác.
Tôi đi đến trường.
câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào
vd. Cuốn sách được viết bởi tác giả Tạ Duy Anh.
câu 6: Nhằm tránh lặp lại kiểu câu và liên kết các câu trong đoạn thành một mạch văn thống nhất, giúp đoạn văn hay hơn. CHO MIK CÂU TRẢ LỜI HAY NHẤT NHÉc1:
-Câu rút gọn là những câu nói mà trong quá trình nói chuyện hoặc viết chúng ta có thể lược bỏ một số thành phần của câu
-Mục đích của việc rút gọn câu: Làm cho câu gọn hơn, vừa thông tin được nhanh, vừa tránh lặp những từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước
-Mượn cái bút. ( câu bị lược bỏ thành phần chủ ngữ)
c2:
-Câu đặc biệt là câu không có cấu tạo theo mô hình cụm chủ ngữ – vị ngữ
- Tác dụng:
+:Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn
+:Liệt kê thông báo sự tồn tại của sự vật, hiện tượng
+:Bộc lộ cảm xúc
+:Gọi – đáp
-vd:
+: Năm 1969. Bác Hồ đã hi sinh.
+:Một hồi còi. Chúng tôi đã tạp trung đủ.
+: Ôi! Đôi giày kia thật đẹp.
+: -Trang ơi! Đi học thôi! -Chờ tớ chút.
c3:
*Đặc điểm của trạng ngữ:
- về ý nghĩa: trạng ngứ được thêm vào câu để xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phượng tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu
- Về hình thức:
+ Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu, cuối câu hay giữa câu
+ Giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ thường có một quãng nghỉ khi nói hoặc dấu phẩy khi viết
*vd:
- về ý nghĩa:
+xác định thời gian: Năm 2020 là năm đại dichj Covid hoành hành
+ nơi chốn:Trên cây những bông hoa phượng đã nở đỏ rực
+ nguyên nhân: Do khí hậu lạnh giá quanh năm, châu Nam Cực không có dân cư sinh sống thường xuyên
+mục đích: Với sự chăm chỉ học tập, Nam đã đạt thành tích tốt
+ phương tiện: Bằng giọng hát và sự nỗ lực, họ đã tạo nên tên tuoir cho nhóm nhạc
- Về hình thức:
+tôi thường dậy thật sớm vào buổi sáng để giúp mẹ đỡ đần công việc nhà
+Ngoài đường, những đứa trẻ đang chơi đá bóng. Thật nguy hiểm!
c4.
-Việc tách trạng ngữ thành câu riêng để nhấn mạnh sự vật, hiện tượng, khái niệm. Gây cảm xúc mạnh cho người viết cũng như là người nghe của câu trước
- Bác Hồ đã ra đi tìm đường cứu nước. Năm 1911
c5:
- Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác (chỉ chủ thể của hoạt động).
- Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào (chỉ đối tượng của hoạt động).
vd
- Nhà trường tổ chức đi dã ngoại cho học sinh
-Mẹ tôi được bố tôi tặng những lời chúc và bông hoa vào ngày 8/3
c6:
-Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động sang câu bị động và ngược lại: Việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động( và ngược lại, chuyển đổi câu bị động thành câu chủ động) ở mỗi đoạn văn đều nhằm liên kết các câu trog đoạn thành một mạch văn thống nhất.
(xin 5*+ctlhn)
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK