Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 Chứng minh nhân dân ta luôn sống theo đạo lí:Uống...

Chứng minh nhân dân ta luôn sống theo đạo lí:Uống nước nhớ nguồn.Đủ lí lẽ,dẫn chứng phải có:lịch sử dựng và giữ nước:10/3,20/7.Gia đình:ông bà cha mẹ->thờ cúng

Câu hỏi :

Chứng minh nhân dân ta luôn sống theo đạo lí:Uống nước nhớ nguồn.Đủ lí lẽ,dẫn chứng phải có:lịch sử dựng và giữ nước:10/3,20/7.Gia đình:ông bà cha mẹ->thờ cúng tổ tiên.Thầy cô.Bác sĩ,nông dân,...,Người giúp đỡ mình về vật chất lẫn tinh thần.Có đủ dẫn chứng+lí lẽ và bài văn hay,mạch lạc=5*+ctlhn(được kham khảo mạng nhưng phải đủ ý)

Lời giải 1 :

                                                             Bài làm:

Dân tộc Việt Nam ta qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, phát triển văn hóa dân tộc đã đúc kết và để lại cho con cháu nhiều những truyền thống quý báu, được xem là tinh hóa văn hóa của dân tộc Việt, có giá trị răn dạy, hình thành tri thức, đạo đức của nhiều thế hệ. Đồng thời tiếp thu những truyền thống văn hóa ấy của cha ông ngày nay nhân dân ta vẫn liên tục giữ gìn và phát huy chúng, tiêu biểu và nổi bật nhất là đạo lý sống: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn.

"Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" và "Uống nước nhớ nguồn" là một trong những câu tục ngữ quen thuộc nhất trong đời sống của nhân dân Việt Nam, là bài học cơ bản nhất của cha ông dành cho con cháu về lòng biết ơn. Với câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", ông cha ta đã dùng hình tượng tả thực nhắc nhở con người mỗi khi được thưởng hoa trái ngọt lành thì cốt phải nhớ đến những người đã dành công sức vun trồng nên cái cây và chăm bẵm cho đến ngày nó ra quả. Bởi đó là một công cuộc tốn nhiều sức lực và thời gian, phải có những sự hy sinh nhất định, chính vì thế việc tận hưởng trái ngọt, cũng đồng nghĩa là đang tận hưởng công sức của người trồng, sống có đạo lý thì ắt phải biết ơn. Mở rộng ra thì hình ảnh "ăn quả" và "kẻ trồng cây" là ẩn dụ về bài học đạo đức, khuyên răn con người ta cần phải biết ghi nhớ, báo đáp công ơn những người đã cho mình những lợi ích, những điều tốt đẹp. Câu tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn" cũng là một ẩn dụ mà ông cha ta dùng để răn dạy con cháu về tấm lòng biết ơn, nhưng ở một tầm sâu rộng hơn, sự biết ơn ở đây không chỉ là biết ơn những người trực tiếp có ơn với chúng ta, mà đó là sự ghi nhớ, báo đáp công ơn cả nguồn cội, biết ơn tất cả những con người đã làm nên lịch sử, làm nên đất nước từ bao đời. Sống ở trên đời ngoài biết ơn những bậc sinh thành, những người cho chúng ta lợi ích trực tiếp thì tấm lòng tri ân nguồn cội, tổ tiên cũng vô cùng quan trọng và cần thiết góp phần hình thành nên nhân cách của con người. Đặc biệt là trong bối cảnh xã hội cởi mở và có nhiều đổi mới hiện nay, các nét văn hóa truyền thống ngày càng bị mai một, đạo đức con người ngày càng xuống cấp, thì sự nhắc nhở, nâng cao khả năng nhận thức về các đạo lý sống lại càng phải được tăng cường và củng cố trong đời sống nhân dân.

Thật may rằng, những sự tiêu cực và mai một của đạo lý sống "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn" chỉ hiện hữu trong một số bộ phận con người. Còn lại trong xã hội Việt Nam những truyền thống tốt đẹp này vẫn được gìn giữ và phát huy rất tốt thông qua các hoạt động sinh hoạt văn hóa và đời sống thường ngày. Tiêu biểu nhất cho tấm lòng tri ân, gợi nhớ nguồn cội phải kể đến lễ hội Đền Hùng tại Việt Trì Phú Thọ, hàng năm thu hút hàng trăm ngàn người dân từ khắp mọi miền Tổ quốc về tham dự, dâng hương lễ đền. Truyền thống lễ hội này đã phổ biến đến mức đi vào cả ca dao của dân tộc:

"Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba

Dù ai buôn bán gần xa

Nhớ ngày giỗ tổ tháng ba mùng mười."

Mục đích chính của lễ hội chính là để tưởng nhớ các vị vua Hùng, người đã sáng lập ra nhà nước Văn Lang, mở đầu cho những trang sử của dân tộc. Dù đã trải qua hàng ngàn năm lịch sử, với nhiều biến cố đổi thay, thế nhưng Lễ hội Đền Hùng vẫn sống và tồn tại bền vững trong nền văn hóa của dân tộc, trở thành Quốc giỗ của dân tộc, là Di sản văn hóa phi vật thể được nhà nước xem trọng, đầu tư giữ gìn và phát triển. Đặc biệt dù là trong những ngày đất nước khó khăn, phải đương đầu với đại dịch Covid 19, thế nhưng hoạt động cúng giỗ vẫn được diễn ra một cách chu đáo và an toàn, chỉ là lược bỏ phần hội để tránh tụ tập đông người. Điều đó rõ ràng đã bộc lộ tấm lòng biết ơn sâu sắc của nhân dân Việt Nam trước 18 vị Hùng, dù khó khăn thì vẫn không quên nguồn cội.

Đối với các vị anh hùng, lãnh tụ có nhiều đóng góp lớn trong lịch sử của đất nước, nhân dân ta vẫn luôn luôn một lòng kính yêu, thương nhớ, thời trung đại hành động tri ân phổ biến nhất của nhân dân đó là lập đền thờ, văn bia, cúng giỗ hàng năm. Qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ kéo dài đến gần 120 năm, rất nhiều những thế hệ cha anh đã ngã xuống, hy sinh máu xương để bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc, giành lại nền hòa bình cho nhân dân, cho con cháu sau này. Để tưởng nhớ công lao của những anh hùng liệt sĩ đã vĩnh viễn nằm xuống, và những thương bệnh binh chịu nhiều tổn hại sau chiến tranh, cả nước đã chọn ngày 27/7 là ngày thương binh liệt sĩ. Trong ngày này hàng loạt các hoạt động tri ân đã diễn ra, khắp nơi trên cả nước các tổ chức đoàn thể tổ chức các cuộc viếng thăm dọn dẹp nghĩa trang liệt sĩ, thắp hương với tấm lòng thành kính, biết ơn sâu sắc, thăm nom, tặng quà những bà mẹ Việt Nam anh hùng, những thương bệnh binh,... Không chỉ vậy tấm lòng biết ơn, tri ân những người có công với tổ quốc còn được biểu hiện thông qua việc đặt tên những con phố, con đường bằng tên của các danh nhân, anh hùng trong lịch sử dân tộc. Và khi nhìn thấy những cái tên này, trong lòng mỗi người dân Việt Nam cũng có những sự thành kính, tôn trọng thầm vang trong lòng. Đặc biệt tấm lòng biết ơn, tri ân sâu sắc với các lãnh tụ vĩ đại của dân tộc còn được thể hiện trong văn học, tiêu biểu nhất là hình ảnh Hồ Chí Minh trong nhiều tác phẩm văn chương của các tác giả như Tố Hữu, Chế Lan Viên, Xuân Diệu, Huy Cận,... hoặc hình tượng của các anh hùng dân tộc trong các tác phẩm lịch sử. Ngoài ra một cách tri ân khác cũng thường thấy đó là việc lập tượng đài của cách anh hùng, danh nhân có nhiều công lao với đất nước ở một số các địa điểm nhất định.

Biết ơn và tri ân nguồn cội không chỉ dừng lại ở việc biết ơn những người đã hy sinh vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc mà nó còn nằm ở tấm lòng của con cháu đối với tổ tiên, ông bà, với người đã khuất thông qua tục lệ thờ cúng đậm tính truyền thống. Vào những ngày lễ tết quan trọng, người dân Việt luôn có tục làm mâm cơm thật tươm tất để thắp nhang, cúng bái ông bà tổ tiên thể hiện tấm lòng thành kính trân trọng với cội nguồn gốc rễ. Trong xã hội hiện đại, lòng biết ơn, tri ân cũng được giới trẻ tiếp thu và biểu hiện phổ biến qua nhiều các hành động tốt đẹp. Tiêu biểu nhất đó là việc học sinh ghé thăm, tặng quà tri ân các thầy cô giáo vào ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, hay việc các các bệnh nhân, các sinh viên ngành y tế tri ân các nhân viên y tế, các thầy cô của mình nhân ngày thầy thuốc Việt Nam 27/2. Trong gia đình tấm lòng biết ơn của con cái được thể hiện qua việc yêu thương, săn sóc ông bà cha mẹ, biếu tặng người thân quà cáp nhân dịp lễ tết.

"Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn" là một trong những lời dạy về đạo lý làm người quan trọng và tối cần nhất mà ông cha ta đã để lại cho thế hệ con cháu Ngày nay những những truyền thống tốt đẹp ấy đã ăn sâu vào tiềm thức con người, trở thành một trong những bài học đầu tiên trên đường đời, được nhân dân Việt Nam ghi nhớ và liên tục phát huy trong cuộc sống, đồng thời cũng không quên truyền dạy cho con cái. Là một công dân Việt Nam, chúng ta cũng phải có tấm lòng biết ơn, tri ân sâu sắc với cội nguồn tổ tiên, với những con người đã làm nên đất nước, lịch sử, truyền thống, và biết ơn những đấng sinh thành, thế mới là trọn đạo làm người.

Thảo luận

-- cảm ơn

Lời giải 2 :

BẠN THAM KHẢO NHA >.<

MB : Nhân dân VN ta từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lý biết ơn. Bởi vậy dân gian xưa có câu tục ngữ :

''Uống nước nhớ nguồn''

Gthích : Câu tục ngữ có ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Trong câu tục ngữ có nhắc đến ''uống nước'' là thừa hưởng ngụm nước mát ngon ngọt. Nhưng ta phải hiểu rằng ngụm nước ấy do đâu mà có. Ngầm ý nói đến sự  hưởng thụ thành quả do người khác tạo ra. Còn ''nguồn'' là nơi bắt đầu dòng nước. Tức là người tạo ra thành quả cho ta hưởng thụ. Như vậy câu tục ngữ ngắn gọn ông cha xưa muốn nhắc nhỏ chúng ta khi được hưởng thụ thành quả nào đó do người khác tạo ra thì phải biết ghi nhớ công ơn người tạo ra thành quả cho ta hưởng thụ. Đó là đạo lý làm người, truyền thống tốt đẹp của dân tọc VN.

Chứng minh :

 Trong gia đình cúng giỗ ông bà tổ tiên là truyền thống tốt đẹp và thiêng liêng của người Việt. Đây là ngày con cháu tụ họp lại, đốt nén hương thơm trên bàn thờ để tỏ lòng thành kính đối với nhũng người đã tạo nên gia đình, dòng họ. Nhiều gia đình còn tổ chức lễ chúc thọ cho ông bà cha mẹ mong ông bà cha mẹ sống lâu để con cháu được phụng dưỡng. Những việc làm ấy không chỉ thể hiện tình cảm gia đình mà còn bao hàm là long biết ơn và niềm mong muốn báo đáp công ơn.

 Trong kháng chiến để tỏ lòng biết ơn đối với nhũng vị anh hùng đã hy sinh để bảo vệ tổ quốc tiêu biểu như Nguyễn Trai, Lê Lợi , . . . ngày nay còn trở thành tên phố, tên đường, tên trường. Điều đó đã nhắc nhở ta công lao to lớn ấy.

 Ngày nay còn nhiều ngày lễ có ý nghĩa sâu sắc. Như ngày 10 tháng 3 âm lịch cả dân tộc thành kính luôn hướng về ngày Giỗ tổ Hùng Vương để tưởng nhớ công lao của những vị anh hùng có công dựng nước và giữ nước. Hay ngày 27 tháng 7 là ngày thầy thuốc VN để tỏ lòng biết ơn tới các bậc lương y như từ mẫu không quản ngại khó khăn vất vả cứu từng sinh mạng.

Đánh giá, mở rộng, nâng cao : 

Với hàng loạt các dẫn chứng tiêu biểu trên đây ta có thể rút ra kết luận nhân dân ta luôn sông theo đạo lý biết ơn. Khi hưởng thụ thành quả nào đó do người khác tạo nên thì phải biết ghi nhớ công ơn. Lòng biết ơn là điều cần có bởi nó là cội nguồn của sự tốt đẹp. Thiếu lòng biết ơn là biểu hiện của những kẻ vong ân bội nghĩa đáng bị lên án và phê phán. Đúng như ông cha ta đã dạy :

''Ăn quả nhớ kẻ trồng cây''

KB : Như vậy với câu tục ngữ ngắn gọn ông cha ta đã cho ta 1 bài học sâu sắc về đạo lý ân trả nghĩa đền. Là 1 người học sinh em luôn coi đây là 1 chân lý đúng và cố gắng phát huy nó.

~ Chúc bạn học tốt ~

#YEN
Xin hay nhất nha :)

Mơn bn nhiều :3

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK