`1.` Tác giả: Phạm Duy Tốn.
Tác phẩm: Sống chết mặc bay.
`2.` Nội dung: Kể và tả lại khung cảnh nguy cấp của người dân trong việc giữ đê dưới sức trời.
`3.` Biện pháp nghệ thuật:
`@` Sử dụng câu văn ngắn: Gần một giờ đêm.
`@` So sánh: Người nào người nấy lướt thướt như chuột lột.
`->` Tác dụng: Chi tiết hơn trong việc kể tả lại tinh cảnh của người dân, làm sinh động sự vật, sự việc.
`4.` Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X. thuộc phủ X...
`@` Tác dụng dấu chấm phẩy: Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp.
`5.` Theo em người ta nói vậy là: Đúng, nhưng vị quan ấy không xứng đáng.
`@` Vì: Tên quan đã không ra hộ đê giúp dân mà ngồi thảnh thơi chơi.
`@` Người ta gọi như vậy có mục đích: Mỉa mai, châm biến một con người vô trách nhiệm, vô lương tâm trước cảnh đê vỡ và tính mạng người dân.
` a, `
` - ` Tác giả: Phạm Duy Tốn.
` - ` Tác phẩm: Sống chết mặc bay.
` b, `
` - ` Nội dung: Hình ảnh của hàng nghìn người dân đang vất vả, khổ cực, không màng đến tính mạng của bản thân mình trước sự khắc nghiệt của thiên tai. Họ vẫn cố hết sức để giữ gìn con đê từ chiều đến gần một giờ đêm, không hề sợ hãi trước tiếng gió đang gào rít, không hề nao núng trước dòng nước lũ đang ngày một dâng cao. Qua đó, nhà văn Phạm Duy Tốn cũng lên án, tố cáo xã hội phong kiến rối ren với nhiều bất công ngang trái khiến quyền sống của nhân dân bị chà đạp, coi rẻ.
` c, `
` - ` Biện pháp tu từ:
+ Liệt kê: kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷn chân, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột.
+ So sánh: người nào người nấy lướt thướt như chuột lột.
` => ` Tác dụng: Giúp câu văn thêm sinh động, gợi hình, gợi cảm qua bút pháp so sánh đầy tinh tế mà sâu sắc, giàu hình ảnh. Tạo được nhịp điệu cho câu văn, giúp cho câu có tính biểu đạt, biểu cảm. Đồng thời làm nổi bật hóa hình ảnh, hoàn cảnh cơ cực, gian khổ của những người dân phải gồng mình để bảo vệ con đê và bảo vệ ngôi làng. Qua đó cũng phản ánh hiện thực đen tối của xã hội phong kiến đương thời đã khiến cho cuộc sống của nhân dân phải chịu bao đắng cay, cực khổ.
` d, `
` - ` Câu văn có dùng dấu chấm phẩy: Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X thuộc phủ X xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đã thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất.
` => ` Tác dụng: Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp.
` e, `
` - ` Trong văn bản có nhắc tới quan phụ mẫu, hay còn gọi là quan cha mẹ, theo em, cách gọi ấy là đúng, nhưng vị quan phụ mẫu trong bài lại không xứng đáng với cách gọi như thế.
` - ` Theo em, người ta gọi như vậy nhằm mục đích: Thể hiện sự tôn kính, biết ơn của mình đối với các tầng lớp quan lại ở thời bấy giờ. Đồng thời tên gọi ấy cũng chính là lời nhắc nhở đến những tên quan phụ mẫu: trách nhiệm của mình là dẫn dắt, bảo vệ và giúp đỡ nhân dân từ đời sống đến kinh tế chứ không phải là chỉ biết lợi dụng uy quyền của mình để bóc lột, đàn áp nhân dân. Còn tên quan phụ mẫu trong bài thì không chỉ không quan tâm đến tính mạng, đời sống của nhân dân mà chỉ biết nhàn nhã hưởng thụ thú vui cờ bạc đỏ đen, tận hưởng sự xa hoa, lợi dụng chức quyền để làm những việc làm sai trái, vô nhân tính.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK