Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 Chứng minh nhân dân ta luôn sống theo đạo lí:Uống...

Chứng minh nhân dân ta luôn sống theo đạo lí:Uống nước nhớ nguồn.Đủ lí lẽ,dẫn chứng phải có:lịch sử dựng và giữ nước:10/3,20/7.Gia đình:ông bà cha mẹ->thờ cúng

Câu hỏi :

Chứng minh nhân dân ta luôn sống theo đạo lí:Uống nước nhớ nguồn.Đủ lí lẽ,dẫn chứng phải có:lịch sử dựng và giữ nước:10/3,20/7.Gia đình:ông bà cha mẹ->thờ cúng tổ tiên.Thầy cô.Bác sĩ,nông dân,...,Người giúp đỡ mình về vật chất lẫn tinh thần.Có đủ dẫn chứng+lí lẽ và bài văn hay,mạch lạc=5*+ctlhn(được kham khảo mạng nhưng phải đủ ý)

Lời giải 1 :

Từ xưa đến nay, nhân dân Việt Nam luôn sống theo đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Điều đó thể hiện một lối sống tốt đẹp của dân tộc ta.

Cả hai câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” đều muốn khuyên nhủ con người phải có lòng biết ơn. Khi chúng ta được hưởng một thành quả, cần nhớ đến người đã tạo ra thành quả đó đã phải vất vả, khó khăn và từ đó thêm nâng niu, trân trọng.

Điều đó đã được chứng minh trong lịch sử dân tộc. Để có được được nền độc lập cho đất nước, ấm no hạnh phúc cho nhân dân như ngày hôm nay, các thế hệ đi trước đã phải đánh đổi cả bằng xương máu. Biết bao vị anh hùng hữu danh và vô danh đã ngã xuống, khi tuổi đời của họ chỉ mới đôi mươi. Muốn đổi lấy hạt gạo mà ta ăn hàng ngày người nông dân đã phải đổ biết bao nhiêu mồ hôi công sức, dãi dầu sớm nắng chiều mưa, bán mặt cho đất bán lưng cho trời để cho ta những hạt gạo chắc mẩy, thơm ngon. Bởi vậy, chúng ta cần phải sống có lòng biết ơn.

Nếu ở quá khứ, lòng biết ơn thể hiện qua phong tục thờ cúng tổ tiên, hay các lễ hội mừng lúa mới, thờ thành hoàng làng… Thì trong cuộc sống hiện tại, chúng ta cũng có nhiều cách để thể hiện lòng biết ơn của mình. Những buổi lễ dâng hương tưởng niệm các liệt sĩ. Hay thường xuyên thăm hỏi và tặng quà các gia đình chính sách, việc làm này cũng giúp phần nào họ nguôi ngoai đi nỗi đau mất mát người thân. Có đôi khi lòng biết ơn xuất phát từ những hành động rất đơn giản. Đó là lời cảm ơn chân thành cho người đã giúp đỡ chúng ta. Hay thái độ kính trọng với thầy cô, lễ phép với ông bà cha mẹ.

Bên cạnh đó, một bộ phận nhỏ trong xã hội sống vô ơn, bội bạc. Họ sống trái với đạo lí muôn đời của nhân dân ta. Lối sống ích kỉ, hưởng thụ và đôi khi là những hành vi gây ảnh hưởng đến xã hội, đất nước. Đó là điều cần phải lên án, và tránh xa.

Từ xưa đến nay, nhân dân Việt Nam luôn sống theo đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Điều đó thể hiện một lối sống tốt đẹp của dân tộc ta.

Cả hai câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” đều muốn khuyên nhủ con người phải có lòng biết ơn. Khi chúng ta được hưởng một thành quả, cần nhớ đến người đã tạo ra thành quả đó đã phải vất vả, khó khăn và từ đó thêm nâng niu, trân trọng.

Điều đó đã được chứng minh trong lịch sử dân tộc. Để có được được nền độc lập cho đất nước, ấm no hạnh phúc cho nhân dân như ngày hôm nay, các thế hệ đi trước đã phải đánh đổi cả bằng xương máu. Biết bao vị anh hùng hữu danh và vô danh đã ngã xuống, khi tuổi đời của họ chỉ mới đôi mươi. Muốn đổi lấy hạt gạo mà ta ăn hàng ngày người nông dân đã phải đổ biết bao nhiêu mồ hôi công sức, dãi dầu sớm nắng chiều mưa, bán mặt cho đất bán lưng cho trời để cho ta những hạt gạo chắc mẩy, thơm ngon. Bởi vậy, chúng ta cần phải sống có lòng biết ơn.

Nếu ở quá khứ, lòng biết ơn thể hiện qua phong tục thờ cúng tổ tiên, hay các lễ hội mừng lúa mới, thờ thành hoàng làng… Thì trong cuộc sống hiện tại, chúng ta cũng có nhiều cách để thể hiện lòng biết ơn của mình. Những buổi lễ dâng hương tưởng niệm các liệt sĩ. Hay thường xuyên thăm hỏi và tặng quà các gia đình chính sách, việc làm này cũng giúp phần nào họ nguôi ngoai đi nỗi đau mất mát người thân. Có đôi khi lòng biết ơn xuất phát từ những hành động rất đơn giản. Đó là lời cảm ơn chân thành cho người đã giúp đỡ chúng ta. Hay thái độ kính trọng với thầy cô, lễ phép với ông bà cha mẹ.

Bên cạnh đó, một bộ phận nhỏ trong xã hội sống vô ơn, bội bạc. Họ sống trái với đạo lí muôn đời của nhân dân ta. Lối sống ích kỉ, hưởng thụ và đôi khi là những hành vi gây ảnh hưởng đến xã hội, đất nước. Đó là điều cần phải lên án

Từ xưa đến nay, nhân dân Việt Nam luôn sống theo đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Điều đó thể hiện một lối sống tốt đẹp của dân tộc ta.

Cả hai câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” đều muốn khuyên nhủ con người phải có lòng biết ơn. Khi chúng ta được hưởng một thành quả, cần nhớ đến người đã tạo ra thành quả đó đã phải vất vả, khó khăn và từ đó thêm nâng niu, trân trọng.

Điều đó đã được chứng minh trong lịch sử dân tộc. Để có được được nền độc lập cho đất nước, ấm no hạnh phúc cho nhân dân như ngày hôm nay, các thế hệ đi trước đã phải đánh đổi cả bằng xương máu. Biết bao vị anh hùng hữu danh và vô danh đã ngã xuống, khi tuổi đời của họ chỉ mới đôi mươi. Muốn đổi lấy hạt gạo mà ta ăn hàng ngày người nông dân đã phải đổ biết bao nhiêu mồ hôi công sức, dãi dầu sớm nắng chiều mưa, bán mặt cho đất bán lưng cho trời để cho ta những hạt gạo chắc mẩy, thơm ngon. Bởi vậy, chúng ta cần phải sống có lòng biết ơn.

Nếu ở quá khứ, lòng biết ơn thể hiện qua phong tục thờ cúng tổ tiên, hay các lễ hội mừng lúa mới, thờ thành hoàng làng… Thì trong cuộc sống hiện tại, chúng ta cũng có nhiều cách để thể hiện lòng biết ơn của mình. Những buổi lễ dâng hương tưởng niệm các liệt sĩ. Hay thường xuyên thăm hỏi và tặng quà các gia đình chính sách, việc làm này cũng giúp phần nào họ nguôi ngoai đi nỗi đau mất mát người thân. Có đôi khi lòng biết ơn xuất phát từ những hành động rất đơn giản. Đó là lời cảm ơn chân thành cho người đã giúp đỡ chúng ta. Hay thái độ kính trọng với thầy cô, lễ phép với ông bà cha mẹ.

Bên cạnh đó, một bộ phận nhỏ trong xã hội sống vô ơn, bội bạc. Họ sống trái với đạo lí muôn đời của nhân dân ta. Lối sống ích kỉ, hưởng thụ và đôi khi là những hành vi gây ảnh hưởng đến xã hội, đất nước. Đó là điều cần phải lên án, và tránh xa.

Như vậy, đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” đã tồn tại từ xưa đến đến nay. Thế hệ trẻ cần phải ý thức về việc tiếp tục phát huy lối sống tốt đẹp này.

Thảo luận

Lời giải 2 :

Xã hội ngày càng phát triển, nhưng dân tộc Việt Nam vẫn luôn gìn giữ được truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Một trong số đó là đạo lí sống “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

Xét về nghĩa đen, đầu tiên câu “Uống nước nhớ nguồn” với hành động “uống nước” được hiểu là hưởng những thành quả, thành tựu mà người khác tạo ra và “nhớ nguồn” chính nhớ tới những người đã tạo ra thành quả đó. Còn “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, hành động “ăn” là thưởng thức, hưởng thụ trái ngọt. Khi chúng ta ăn một trái cây nào đó thì ta phải nhớ đến người trồng cây tạo quả. Còn xét về nghĩa bóng, cả hai câu tục ngữ muốn khuyên nhủ chúng ta khi được hưởng một thành quả nào đó, cần phải biết ơn những người đã tạo ra nó, từ đó mà trận trọng thành quả mà mình được hưởng.

Tấm lòng biết ơn là một điều vô cùng cần thiết trong cuộc sống. Không chỉ có con người mà ngay cả con vật cũng có được điều đó. Câu chuyện về con hổ có nghĩa là một ví dụ điển hình. Bà đỡ Trần là người huyện Đông Triều. Một đêm nọ bà nghe tiếng gõ cửa, mở cửa nhìn ra không thấy ai, bỗng nhiên có một con hổ lao tới cõng bà đi. Ban đầu bà rất hoảng sợ. Tới nơi, hổ đực cầm tay bà và nhìn hổ cái, nhỏ nước mắt. Bà nhìn kĩ hổ cái như có cái gì động đậy, biết ngay là hổ sắp sinh. Bà đỡ Trần liền giúp đỡ hổ cái đẻ con. Hổ đực tặng bà một cục bạc và tiễn bà về nhà. Nhờ có số bạc đo mà năm ấy mất mùa đói kém bà mới sống được.

Nhân dân Việt Nam vẫn sống theo đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn” từ xưa đến nay. Phong tục thờ cúng tổ tiên của mỗi người dân Việt Nam. Hàng mùng mười tháng ba hàng năm đã trở thành ngày quốc giỗ của cả dân tộc:

“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba”

Trong cuộc sống hiện đại ngày hôm nay, đạo lí đó lại tiếp tục được phát huy hơn nữa. Các cuộc viếng thăm các thương binh, liệt sĩ - những người đã đóng góp một phần cuộc sống cho sự nghiệp giải phóng đất nước của dân tộc. Hay vào ngày 20 tháng 11 - ngày Nhà giáo Việt Nam, học sinh dành tặng cho thầy cô giáo những bó hoa tươi thắm. Hoặc đôi khi có thể chỉ là lời cảm ơn hết sức đơn giản của con cái đối với ông bà, cha mẹ…

Tóm lại, đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” , “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” tồn tại trong cuộc sống của con người Việt Nam từ xa xưa cho đến hôm nay. Điều đó là vô cùng đáng quý, cần tiếp tục giữ

Mik gửi bn ạ

Xin Câu trả lời hay nhất ạ

#Chúc bn hok tốt

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK