Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 Chứng minh nhân dân ta luôn sống theo đạo lí:Uống...

Chứng minh nhân dân ta luôn sống theo đạo lí:Uống nước nhớ nguồn.Đủ lí lẽ,dẫn chứng phải có:lịch sử dựng và giữ nước:10/3,20/7.Gia đình:ông bà cha mẹ->thờ cúng

Câu hỏi :

Chứng minh nhân dân ta luôn sống theo đạo lí:Uống nước nhớ nguồn.Đủ lí lẽ,dẫn chứng phải có:lịch sử dựng và giữ nước:10/3,20/7.Gia đình:ông bà cha mẹ->thờ cúng tổ tiên.Thầy cô.Bác sĩ,nông dân,...,Người giúp đỡ mình về vật chất lẫn tinh thần.Có đủ dẫn chứng+lí lẽ và bài văn hay,mạch lạc=5*+ctlhn(được kham khảo mạng nhưng phải đủ ý)

Lời giải 1 :

     Dân tộc Việt Nam trường tồn suốt bốn nghìn năm lịch sử với nhiều truyền thống tốt đẹp. Một trong số đó là lối sống ân tình, thủy chung, biết đền ơn đáp nghĩa. Vì vậy, mỗi người dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lý: "Uống nước nhớ nguồn".

      Câu tục ngữ trên là lời giáo huấn vô cùng sâu sắc. Khi uống một cốc nước trong mát, chúng ta phải ngĩ đến nơi phát sinh ra nguồn nước đó. “Uống nước” được hiểu là hưởng những thành quả, thành tựu mà người khác tạo ra và “nhớ nguồn” chính nhớ tới những người đã tạo ra thành quả đó. Từ hình ảnh trong câu tục ngữ trên, ông cha ta đã nhắc nhở mọi người phải luôn biết ơn những người đi trước, những người tạo ra thành quả cho mình hưởng thụ. 

        Thật vây, tất cả những thành quả lao động từ của cải vật chất đến tinh thần mà chúng ta đang được hưởng không phải tự nhiên mà có, nó là  mồ hôi, nước mắt, sương máu của bao người. Bát cơm ta ăn là do công sức lao động khó nhọc, vất vả của người nông dân. Họ phải một nắng hai sương trên đồng ruộng, bán mặt cho đất, cho rời để làm nên những hạt gạo trắng ngần. Tấm áo ta mặc, ngôi nhà ta ở, vật dụng hàng ngày ta sử dụng,.... đều do công sức lao động cần cù, miệt mài của người thợ đã không quản, khó khăn vất vả, cải tiến kĩ thuật để tạo ra sản phẩm. Những thành tựu văn hóa nghệ thuật, những di sản quý báu của dân tộc còn để lại cho đời sau là do công sức lao động, sáng tạo không ngừng của những nghệ nhân. Chính vì thế, đối với mỗi người dân Việt Nam, lòng biết ơn, lối sống ân tình, thủy chung không chỉ được thể hiện bằng những lời nói mà nó được thực hành bằng những việc làm cụ thể. Đầu tiên, lối sống ấy được thể hiện ở những tục lệ thờ cúng tổ tiên trong mỗi gia đình người Việt. Hàng năm, mỗi khi đến ngày lễ Tết, ngày giỗ của những người đi trước thì con cháu lại sắm sửa hoa thơm quả ngọt thắp nén tâm hương để tưởng nhớ tổ tiên. Có khi lại cùng nhau sum vầy bên mâm cơm, kể lại câu chuyện về người đã khuất. Đó là truyền thống tốt đẹp đã được lưu giữ suốt bao đời.

      Không chỉ vậy, đối với những người có công với đất nước, với dân tộc như dựng làng, dựng cửa, đánh đổ giặc ngoại xâm thì ta tổ chức các lễ hội để tưởng nhớ công ơn. Ở Việt Nam. để ghi công các anh hùng đã hi sinh để bảo vệ Tổ quốc. nhà nước đã lấy ngày 27/7 hàng năm làm ngày Thương binh liệt sĩ, những gia đình có công với cách mạng. Cho nên, cứ đến ngày này, mọi người lại tổ chức đi thăm, viếng nghĩa trang liệt sĩ, thăm hỏi các gia đình đã cống hiến sức người, sức của cho đất nước. Những ngôi nhà đền ơn đáp nghĩa mọc lên cũng chính là biểu hiện của lối sống " Uống nước nhớ nguồn". Với truyền thống "tôn sư trọng đạo", ngày 20/11 hàng năm là ngày để tri ân những thầy cô giáo, cho nên, cứ đến ngày nay thì các thế hệ học trò lại nhớ về những thầy cô dạy dỗ mình nên người. Họ thể hiện tình cảm bằng những bó hoa, những lời thăm hỏi, động viên đến những người đã dìu dắt, chăm lo cho họ suốt một thời thơ dại. Đó chẳng phải là lối sống nghĩa tình, biết hướng về cội nguồn hay sao?

     Tuy nhiên, trong xã hội vẫn còn một bộ phận nhỏ những người chưa sống đúng với truyền thống dân tộc. Họ chưa biết ơn những người đi trước, còn sống ích kỉ, bạc bẽo, chỉ biết nghĩ đến bản thân mình. Đó là thái độ sai trái mà chúng ta cần lên án, phê phán để xã hội ngày càng tốt đẹp hơn và giữ vững được truyền thống quý báu của dân tộc.

        Tóm lại, cho đến ngày hôm nay, câu tục ngữ vẫn còn nguyên giá trị của nó. “Uống nước nhớ nguồn” xứng đáng là một truyền thống tốt đẹp để thế hệ sau gìn giữ và phát huy.

CHÚC BẠN HỌC TỐT!

Thảo luận

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK