Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 Nhà thơ Xuân Diệu từng cho rằng: Thơ hay là...

Nhà thơ Xuân Diệu từng cho rằng: Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài. Qua bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan em hãy làm sáng tỏ nhận định trên

Câu hỏi :

Nhà thơ Xuân Diệu từng cho rằng: Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài. Qua bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan em hãy làm sáng tỏ nhận định trên

Lời giải 1 :

Nhà thơ Xuân Diệu từng cho rằng: "Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài." Một bài thơ thì cần phải vừa đẹp cả về nội dụng và hình thức nghệ thuật.  Nếu một bài văn mà thiếu mất đi một trong 2 yếu tốt quan trọng này thì bài thơ sẽ mất đi phần hay của bài thơ thâm chí là giá trị của cả bài. Lời nói của nhà thơ Xuân Diệu như muốn nhắc nhở tất cả những nhà thơ khi làm một bài thơ phải chú ý tới hai yếu tố quan trọng này để bài thơ ngày càng hay và mang giá trị tốt đẹp nhất. Và bài thơ "Qua Đèo Ngang" của bà Huyện Thanh Quan có đầy đủ các yếu tố quan trọng này. Nó đã khiến cho bài thơ của bà hay cả về thể xác lẫn tâm hồn và không những vậy nó còn đặc biệt thể hiện được cảm xúc của bà .

   Bà Huyện Thanh Quan tên thật là Nguyễn Thị Hinh, quê ở làng Nghi Tàm. Chồng bà làm tri huyện Thanh Quan (thuộc Thái Ninh), tỉnh Thái Bình, do đó mà bà có tên gọi là Bà Huyện Thanh Quan. Bà là một trong số nữ sĩ tài danh hiếm có trong thời đại ngày xưa, hiện nay bà còn để lại 6 bài thơ Đướng luật. Và bài thơ "Qua Đèo Ngang" là một trong số những bài thơ bà để lại. Bà đã viết bài thơ này khi đang trên đường đến huyện Phú Xuân, đi qua Đèo Ngang - đây là một địa danh phong cảnh hữu tình. Bài thơ là một bức tranh ngụ tình sâu sắc của nhà thơ, qua đó hé lộ cho chúng ta thấy được nỗi nhớ mong tha thiết của tác giả được hiện lên rõ nét.

   Khi mới vào bài thơ thì bà Huyện Thanh Quan đã nói rõ được nơi mà bà tới :

                                         "Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà

                                             Cỏ cây chen đá, lá chen hoa"

   Hai câu thơ trên đã gợi lên thời điểm mà tác giả tới Đèo Ngang, khi đó thời gian đã vào lúc xế tà tức là đã quá trưa, trời đang chuyển sang buổi chiều và sắp tối. Đối với một vùng hoang sơ, hẻo lánh thì thời điểm chiều tà cũng là thời điểm mọi người đã quay trở về nhà. Tác giả đã chọn thời điểm này để nhấn mạnh cho người đọc cái xơ xác, vắng vẻ của nơi đây. Và từ đây, tâm trạng tác giả đã bộc lộ ra - một tâm trạng hỗn loạn khi chứng kiến cảnh vật từ trên cao xuống :

                                        " Lom khom dưới núi tiều vài chú

                                           Lác đác bên sông chợ mấy nhà"   

    Ở đây, một tâm trạng cô đơn, hiu quạnh của tác giả đã nhuốm màu sang cho cảnh vật khiến cho cảnh vật giờ đây dường như trở nên tan thương hơn bao giờ hết. Cảnh vật ấy hoang sơ, hoang dại đến nao lòng. Đó là một hình ảnh bình thường thế nhưng chữ "lom khom", "lác đác" đã khiến cho hình ảnh thơ thêm phần nào đó vắng vẻ, buồn tẻ và thê lương. Tác giả còn sử dụng lượng từ "mấy", "vài" để gợi lên sự thưa thớt nơi đây. Đặc biệt với sự kết hợp của đảo ngữ, phép đối thì đã gợi tả được sự vất vả của những tiều phu và tôn thêm vẻ đẹp heo hút, thưa thớt của Đèo Ngang. Tác giả rung động không chỉ bởi vẻ đẹp của cảnh vật mà còn là âm thanh của các loài chim :

                                             "Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc

                                               Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia"

     Bà Huyện Thanh Quan đã lấy cái động tả cái tĩnh, lấy âm của con chim đỗ quyên, chim đa đa để gợi lên sự tĩnh lặng của Đèo Ngang lúc chiều tà. Đệp âm "con quốc quốc","cái gia gia" đã tạo nên một âm hưởng của tiếng nhạc rừng, tiếng nhạc của người lữ khách. Với việc sử dụng phép đối, đảo ngữ, chơi chữ để nói lên nỗi nhớ nước, thương nhà của người nữ sĩ. Một tâm trạng cô đơn, buồn bã của tác giả được thể hiện rõ nhất ở hai câu thơ cuối :

                                          "Dừng chân đứng lại trời, non, nước

                                             Một mảnh tình riêng, ta với ta"        

    Câu thơ thứ sáu đã thể hiện sự bao la của vũ trụ qua ba từ "trời", non, nước" làm con người cảm thấy sự cô đơn một mình, lẻ loi. Nghệ thuật đối lập đã nhấn mạnh sự cô đươn của con người nơi Đèo Ngang hoang vắng. Câu thơ cuối đã diễn tả sắc nét nỗi buồn không biết chia sẻ với ai của bà Huyện Thanh Quang. Một sự cô đơn, buồn bã, không biết chia sẻ với ai được thể hiện rõ nhất ở cụm từ "ta với ta", chỉ mình ta biết nỗi buồn, nỗi nhớ quê nhà của bà Huyện Thanh Quan.

     Dưới ngòi bút viết của bà Huyện Thanh Quan thì đã tạo ra một bức tranh Đèo Ngang hùng vĩ nhưng lại hoang vu, hiu quạnh, u buồn. Tác giả cảm thấy mình rất nhỏ bé trong thế giới thiên nhiên rộng lớn. Ẩn trong cảnh đẹp bao la là nỗi buồn man mác, nỗi cô đơn, nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương của tác giả. Qua đó, ta thấy được chỉ với một bài thơ này mà nó đã thể hiện được cảm xúc của bà, nó đã khiến cho cả bài thơ hay cả hồn lẫn xác và hay cả bài thơ như nhà thơ Xuân Diệu đã nói.

`#Tâm`

Thảo luận

-- chị em mà cứ thấy m t :V
-- gòi gòi sửa.-.
-- $\href{ https://hoidap247.com/thong-tin-ca-nhan/1441045} {\color{blue}{\text{:VVVVVVV}}}$
-- bạn này muốn lm phó nhóm
-- where?
-- ấn vào :VVVVVV
-- không cho.-.
-- :V

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK