Tố Hữu đã diễn tả rất chân thành niềm vui sướng, say mê của mình khi bắt gặp lí tưởng của Đảng:
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim…
Năm 1938, Tố Hữu được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương, cái mốc Từ ấy đánh dấu thời điểm đó. Bằng những hình ảnh ẩn dụ nắng hạ, mặt tròi chân lí và cách nói chói qua tim, Tố Hữu khẳng định lí tưởng cộng sản như một nguồn sáng mới làm bừng sáng tâm hồn nhà thơ, mở ra trong tâm hồn nhà thơ một chân trời mới của nhận thức, tư tưởng và tình cảm. Tâm hồn ấy giờ đây là một thế giới tràn đầy sức sống với hương sắc của các loài hoa, vẻ tươi xanh của cây lá, âm thanh rộn rã của tiếng chim ca hót. Đối với vườn hoa lá, còn gì đáng quý hơn ánh sáng mặt trời? Đối với tâm hồn người thanh niên yêu nước, còn gì đáng quý hơn khi có một lí tưởng cao đẹp soi sáng, dẫn dắt?
Tố Hữu sung sướng đón nhận lí tưởng như cỏ cây hoa lá đón ánh sáng mặt tròi. Chính lí tưởng cộng sản đã làm tâm hồn con người tràn đầy sức sống và niềm yêu đời, làm cho cuộc sống của con người có ý nghĩa hơn.
2. Bài tập 2*, trang 44, SGK.
Giải thích vì sao nhà thơ Chế Lan Viên viết: “Tất cả Tố Hữu, thi pháp, tuyên ngôn, những yếu tố làm ra anh có thể tìm thấy trong tế bào này, anh là nhà thơ của vạn nhà, buộc lòng mình cùng nhân loại…” (Lời tựa tập Trăm bài thơ của Tố Hữu, NXB Văn học, Hà Nội, 1987)
Trả lời:
Nên chú ý mấy ý chính sau:
– Từ ấy chỉ là một bài thơ trong hàng trăm bài thơ tạo nên sự nghiệp thi ca phong phú của Tố Hữu. Nó có vai trò như một tế bào trong muôn triệu tế bào tạo nên thực thể sống, nhưng đấy là một “tế bào” đặc biệt, có ý nghĩa mở đầu, định hướng cho toàn bộ quá trình sáng tác của Tố Hữu.
– Những đặc điểm bản chất nhất của thơ Tố Hữu được xác định rõ ngay ở bài thơ này. Đó là hai yếu tố “làm ra anh”: một là thi pháp (phương thức biểu hiện: dùng thể thơ thất ngôn, một thể thơ truyền thống, sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, nhịp điệu, sự đa dạng của bút pháp – tự sự, lãng mạn, trữ tình); hai là tuyên ngôn (thể hiện rõ ràng quan điểm nhận thức và sáng tác: gắn bó với quần chúng lao khổ, phấn đấu vì cuộc sống hạnh phúc của đồng bào, vì tương lai tươi sáng của đất nước, vì thế giới tươi đẹp, chan hoà tình yêu thương của con người).
"Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim...”
Khổ thơ mở đầu bài thơ Từ ấy của Tố Hữu đã thể hiện rất rõ tư tưởng cũng như tài năng của tác giả. Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đã cho thấy niềm vui sướng và hạnh phúc của tác giả khi được chiến đấu dưới ngọn cờ của Đảng. “Mặt trời chân lí” là hình ảnh ẩn dụ cho lí tưởng Cách mạng. Những lí tưởng vĩ đại đó đã “chói qua tim”, đem lại ánh sáng cuộc đời như “bừng” lên trong nhưung tia nắng hạ. Anh sáng cách mạng chính là ánh sáng chân lý mà ông đã tìm thấy được, từ đó thức tỉnh lòng yêu nước của mỗi con người trong đất nước của chúng ta. Để cho thấy được tâm hồn của minnf trước dất nước, trước những lí tưởn cách mạng tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh ngang bằng. “Hồn” đã trở thành “vườn hoa”, tâm hồn của thi nhân như tấm lòng tác giả tựa như một vườn hoa đầy hương sắc và âm thanh. Đó chính là tâm trạng, tu tưởng đầy cao cả của người chiến sĩ cách mạng.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng sau này rồi học đại học. Ôi nhiều lúc thật là sợ, hoang mang nhưng các em hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK