1. Trăng – biểu thị nỗi khổ đau cùng tận
Có thể nói Trăng trong thơ Hàn Mặc Tử như một “linh vật” rất huyền nhiệm, kỳ lạ. Dưới mắt ông, Trăng là một thực thể có linh hồn. Chừng như ông nghe được hơi thở, bước đi, sự chuyển dịch của bóng trăng. Đồng thời, Trăng như là “người” thấu hiểu tất cả nỗi đau đớn trong lòng thi nhân và cả những tâm tư tình cảm. Trăng như là nhân vật chứng kiến mọi biến động của xã hội, đồng thời còn là nơi để cho con người thổ lộ mọi tâm trạng, mọi nỗi niềm.
Từ Trăng trong ca dao:
Vầng Trăng vằng vặc giữa trời
Đinh ninh hai miệng một lời song song
Rồi trăng trong thơ Trung đại:
Vầng trăng ai xẻ làm đôi
Nữa in gối chiếc, nửa soi dặm trường
(Truyện kiều – Nguyễn Du)
Trăng như một cái gì đó hữu hình song hành cùng nhà thơ để cho nhà thơ được nuốt, được uống, được ngậm rồi giao hoan cùng nó, hóa thân vào nó:
Gió rít tầng cao trăng ngã ngữa
Vỡ tan thành vũng đọng vàng khô
Ta nằm trong vũng trăng đêm ấy
Sáng dậy điên cuồng mữa máu ra
(Say trăng)
Sự đau đớn, dày vò về thể xác bởi căn bệnh quái ác đã có lúc khiến cho nhà thơ không còn nhận thức được sự sáng tạo nghệ thuật của chính mình: Tôi điên tôi viết như người dại/ Vang lạnh không gian xóa những ngày. Ông quan niệm nhà thơ như một vị “trích tiên” bị đày đọa xuống cõi bơ vơ lạc lõng và phải chịu một thứ “Định mệnh tàn khốc theo riết bên mình”. Và thơ “là một tiếng kêu rên thảm thiết của một linh hồn thương nhớ”. Đã có lúc nhà thơ như một người hoảng loạn, vô ý thức:
Ta hoảng hồn, hoảng vía, ta hoảng thiên
Nhảy ùm xuống giếng vớt trăng lên
(Trăng tự tử)
2. Trăng – biểu thị nỗi cô đơn tuyệt đối
Hẳn ai cũng biết rằng, thi sĩ trẻ Hàn Mặc Tử đã phải sống một cuộc sống cuối đời đầy đau khổ, cô đơn. Đau khổ hơn nữa là đang ở độ tuổi xuân xanh, tràn đầy sức sống mà phải mà phải chịu cảnh không biết sống chết ngày nào, thậm chí giờ phút nào, trong thân hình “tan rữa” vì bệnh tật . Hàn Mặc Tử cảm thấy ghê sợ nỗi cô đơn của một con người bị tách khỏi đồng loại:
Chao ơi! Ghê quá trong tư tưởng
Một vũng cô liêu cũ vạn đời!
Trong cảnh cô đơn tuyệt vọng ấy, nhà thơ khao khát đón nhận những tín hiệu yêu thương cứu giúp của mọi người:
Sao trìu mến thân yêu đâu vắng cả
Trơ vơ buồn và không biết kêu ai...
Rồi chính trong nỗi lòng tê lạnh thiếu vắng tình đời đó nhà thơ phải tự đối thoại với chính tâm hồn mình, xem đó như là một lẻ sống ở đời của bản thân:
Gió theo lối gió mây đường mây
Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?
(Đây thôn Vĩ Dạ)
Thi sĩ Hàn đã cố gắng đến cùng để diễn tả chân thực những biểu hiện tinh vi trong thế giới tâm linh của mình nhưng càng đi sâu vào vực thẳm không cùng đó, thi sĩ càng đi xa và tạo nên một sự khác biệt đối với mọi người. Và chính cái sự khác biệt này lại làm nên một phong cách thơ độc đáo, một “hồn thơ dị biệt” Hàn Mặc Tử.
3. Trăng – người bạn tâm giao và nguồn sáng tạo vô biên
Có thể nói Trăng trong thơ Hàn Mặc Tử như một người bạn đồng hành với mọi biến cố trong cuộc đời ông. Và chưa bao giờ người ta thấy trong một tập thơ tràn ngập cả ánh trăng như trong thơ Hàn Mặc Tử: Trăng đẹp, Trăng lung linh huyền ảo đi cùng với “Trăng điên”, “Trăng hủi”. Với Hàn Mặc Tử Trăng tồn tại và xuất hiện ở khắp mọi nơi.
“Không gian tràn ngập toàn trăng cả
Tôi cũng Trăng mà nàng cũng Trăng”
(Huyền ảo)
Trăng như một người bạn tri kỷ theo suốt thi sĩ trong mọi quá trình, mọi biến cố. Đặc biệt Trăng như một người bạn tâm giao, người bạn tình về đêm của nhà thơ. Trăng là một thứ ánh sáng vừa của nội tâm, vừa của ngoại giới. Trăng chính là nơi để nhà thơ trút bầu tâm sự, để được “điên” cùng Trăng, để được “hạnh phúc” cùng trăng
“Lạnh quá ánh trăng không sáng mấy
Cho nên muôn dặm ở ngoài kia
Em đang mong mỏi, em đang nhớ
Bứt rứt lòng em muốn trở về”
(Thao thức)
Bên cạnh đó, Trăng còn được miêu tả như là người bạn tri kỷ, tâm giao, có cảm xúc, biết tâm tình, chia sẻ, biết “lã lơi”, biết gào thét:
“Ta gặp nàng Trăng ở suối Trăng
Nỗi lòng ta mở lẹ như Trăng
Sáng trưng sáng cả vùng tiên động
Ta ngắm hồn ta sang trẻ măng”
(Chơi trên Trăng)
Bên cạnh đó, trăng còn là nguồn cảm hứng sáng tạo vô biên, là nguồn cội của tuổi thơ. Đối với Hàn Mặc Tử, ngay từ thủa nhỏ, trăng đã thoát khỏi tất cả những ý nghĩa thông thường mà chúng ta thường gán cho vầng trăng, ánh nguyệt. Trăng trở thành thơ, trăng trở thành nhạc. Và khi lớn lên, trăng sẽ là chia ly, đau khổ, là cõi siêu hình, là sự rung động tận cùng trong mọi tạo tác.
Như vậy chúng ta thấy, Trăng trong thơ Hàn Mặc Tử như một nhân vật không thể thiếu để tạo ra câu chuyện, để thổ lộ tâm tình. Trăng hóa người rồi đến người hóa Trăng, tất cả không ngoài mục đích tạo nền tảng cho thi sĩ trút bỏ nỗi lòng mình. Trăng có đủ ngoại hình, có đủ đặc điểm, tính cách như một nhân vật. Đồng thời “Trăng cũng ghen, cũng giận, cũng cay nghiệt, cũng trơ tráo và náo nức dục tình” (1; tr 206). Và trăng còn là người bạn khơi nguồn sáng tạo những vần thơ vô biên cho chính nhà thơ.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng sau này rồi học đại học. Ôi nhiều lúc thật là sợ, hoang mang nhưng các em hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK