Chào em, em tham khảo gợi ý:
Mặc dù đang nằm trên giường bệnh, trong những năm tháng cuối cùng của cuộc đời nhưng nhà thơ Thanh Hải vẫn luôn khao khát cống hiến và chỉ nhắc đến sự cống hiến. Với nhà thơ, sống là cống hiến bất chấp thời gian, tuổi tác: "Một mùa xuân nho nhỏ - Lặng lẽ dâng cho đời - Dù là tuổi hai mươi - Dù là khi tóc bạc". Lẽ sống ấy, lí tưởng sống ấy thật cao đẹp. Bởi sống cống hiến - đóng góp sức lực, trí tuệ của bản thân vào lợi ích chung của tập thể, cộng đồng, rộng ra là của quê hương, đất nước giúp cho cuộc đời của mỗi con người vốn nhỏ bé, chật hẹp như trở nên thâm trầm, sâu sắc hơn. Mác cho rằng: "Con người là tổng hòa của những mối quan hệ xã hội". Và như một lẽ tự nhiên, sự cống hiến của con người trở thành sợi dây gắn kết mỗi người với cộng đồng, góp phần xây dựng một xã hội văn minh, tiến bộ. Cống hiến là cách con người "trả nợ" với cuộc đời. Bởi ai khôn lớn, trưởng thành mà chẳng được gia đình bao bọc, quê hương nâng đỡ, chẳng được thừa hưởng những giá trị, những thành quả của cộng đồng. Được thừa hưởng, được lãnh hội, tất phải có trách nhiệm hồi đáp. Sự cống hiến mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho mỗi người. Hạnh phúc vì làm được việc tốt, hạnh phúc vì thấy bản thân có giá trị. Chính từ điều đó mà con người lan tỏa đến nhau những năng lượng tích cực, tạo nên những chuyển biến trong cuộc sống của cá nhân cũng như những người xung quanh. Như cách Bác Hồ đã làm được. Cuộc đời của Người bôn ba khắp thế giới để tìm con đường cứu nước, trở về quê hương gánh vác sứ mệnh đưa nhân dân thoát khỏi cảnh lầm than, được làm chủ cuộc đời. Dẫu chỉ có "cháo bẹ, rau măng" song Người vẫn luôn "sẵn sàng" vì ham muốn tột bậc "nhân dân ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành". Học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, mỗi người hãy làm những điều có ý nghĩa cho cuộc đời. Hãy bắt đầu bằng việc trau dồi kiến thức của bản thân, tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng, luôn làm những điều thiện trong khả năng của bản thân. Điều đó sẽ làm cho cuộc đời bạn trở nên ý nghĩa hơn bao giờ hết.
"Dù là tuổi hai mươi/Dù là khi tóc bạc", câu thơ của nhà thơ Thanh Hải làm tôi suy tư, trăn trở về khát vọng cống hiến. Cống hiến chính là đêm sức lực, trí tuệ của bản thân để làm đẹp cho đời, giúp xã hội, đất nước ngày càng tiến bộ, văn minh hơn. Cống hiến phải đến từ sự tự nguyện của mỗi cá nhân. Chúng ta được sống ở một đất nước hòa bình, được hưởng thụ những thành quả từ biết bao người đi trước. Con người sống không phải chỉ để hưởng thụ mà còn cần phải biết cống hiến. Cống hiến và hưởng thụ phải đi liền với nhau. Cống hiến chính là sự cho đi mà không vụ lợi, toan tính. Mục đích lớn nhất của cống hiến chính là phát triển đất nước. Biết cống hiến, biết cho đi là một tâm hồn rộng mở. Ta thấy một tấm gương sáng về sự cống hiến, đó là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cả cuộc đời của Người đã dành cho cách mạng, dành cho sự nghiệp giải phóng dân tộc mà chẳng cần nhận gì cho bản thân. Mỗi chúng ta, một công dân của đất nước này cần phải ý thức được trách nhiệm cống hiến, xây dựng.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK