Trang chủ Địa Lý Lớp 10 Biểu hiện của Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh...

Biểu hiện của Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ Trái Đất ? Lấy Ví dụ ( không sử dụng Ví dụ trong sách) ? câu hỏi 4605943 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

Biểu hiện của Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ Trái Đất ? Lấy Ví dụ ( không sử dụng Ví dụ trong sách) ?

Lời giải 1 :

 Biểu hiện của quy luật:
- Trong tự nhiên bất cứ lãnh thổ nào cũng gồm nhiều thành phần ảnh hưởng qua lại phụ thuộc lẫn nhau.
- Nếu một thành phần thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi của các thành phần còn lại và toàn bộ lãnh thổ.

Ví dụ:

khi khí hậu biến đổi từ khô hạn sang ẩm ướt kéo theo một loạt các biến đổi cùa các thành phần tự nhiên khác: chế độ dòng chảy thay đổi; quá trình xói mòn đất tăng cường; làm thực vật phát triển mạnh; quã trình phá hủy đá và hình thành đất nhanh hơn...

Thảo luận

-- À dạ có VD nào khác trong sách không ạ ?
-- ko có
-- nhưng xin hay nhất
-- À dạ có VD nào khác trong sách không ạ ? -> Muốn dễ thì có thể đảo lại những ví dụ trên như kiểu : Khí hậu : lượng mưa giảm ; Khí hậu từ ẩm ướt sang khô hạn hoặc Thực vật rừng được khôi phục

Lời giải 2 :

Là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần và của mỗi bộ phận lãnh thổ nhỏ trong lớp vỏ địa lí.
- Nguyên nhân:

      + Mỗi thành phần của lớp vỏ địa lí đều đồng thời chịu tác động trực tiếp hay gián tiếp của nội lực và ngoại lực.

      + Các thành phần tự nhiên luôn có sự tác động qua lại và gắn bó mật thiết với nhau.


2. Biểu hiện

Trong một lãnh thổ:

       + Các thành phần tự nhiên luôn có sự ảnh hưởng phụ thuộc lẫn nhau.

       + Nếu một thành phần thay đổi 
 sự thay đổi của các thành phần còn lại và toàn bộ lãnh thổ.
- Ví dụ:

Ví dụ 1: Khí hậu (lượng mưa tăng):

       + Sông ngòi (lưu lượng nước, dòng chảy tăng).

       + Địa hình (mức độ xói mòn tăng).

       + Thổ nhưỡng (lượng phù sa tăng).

Ví dụ 2: Khí hậu từ khô hạn sang ẩm ướt:

       + Sông ngòi (thay đổi chế độ dòng chảy).

       + Địa hình (xói mòn mạnh, phá hủy đá).

       + Thổ nhưỡng (quá trình hình thành đất nhanh hơn).

       + Thực vật (phát triển mạnh).

Ví dụ 3: Thực vật rừng bị phá hủy:

      + Địa hình (xói mòn).

      + Khí hậu (biến đổi).

      + Thổ nhưỡng (đất biến đổi).

3. Ý nghĩa thực tiễn
Trước khi tiến hành các hoạt động:
- Cần phải nghiên cứu kĩ, toàn diện môi trường tự nhiên.
- Dự báo trước những thay đổi của các thành phần tự nhiên khi tác động vào môi trường để đề xuất các giải pháp tháo gỡ. 

Bạn có biết?

Địa lí học (trong tiếng Hy Lạp γεωγραφία, geographia, nghĩa là "mô tả Trái Đất") là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Dịch sát nghĩa sẽ là "nhằm mô tả hoặc viết về Trái Đất".

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 10

Lớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK