Trang chủ Địa Lý Lớp 9 Cần vở ghi địa bài 38, 39 Ghi đầy đủ...

Cần vở ghi địa bài 38, 39 Ghi đầy đủ nha mn câu hỏi 4597115 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

Cần vở ghi địa bài 38, 39 Ghi đầy đủ nha mn

Lời giải 1 :

Bài 38 + 39: PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP KINH TẾ VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG BIỂN ĐẢO

I, Biển và đảo Việt Nam:

1) Vùng biển nước ta:

- Việt Nam có đường bờ biển dài 3 260km và vùng biển rộng khoảng 1 triệu km².

- Vùng biển nước ta bao gồm 5 bộ phận: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

- Cả nước có 28 tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương giáp biển.

2) Các đảo và quần đảo:

- Nước ta có hơn 4 000 đảo lớn nhỏ, được chia thành các đảo ven bờ và xa bờ.

II, Phát triển tổng hợp kinh tế biển:

1) Khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản:

- Trữ lượng lớn (4 triệu tấn).

- Nhiều loại cá, tôm, các đặc sản: hải sâm, bào ngư, sò huyết,...

- Sản lượng: 1,9 triệu tấn/năm.

- Đánh bắt ven bờ chủ yếu.

- Đánh bắt xa bờ, nuôi trồng còn quá ít.

2) Du lịch biển - đảo:

- Có nguồn tài nguyên du lịch biển phong phú: 120 bãi cát rộng, phong cảnh đẹp, thuận lợi cho việc xây dựng các khu du lịch và nghỉ dưỡng.

- Nhiều đảo ven bờ có phong cảnh kỳ thú, hấp dẫn du khách. Đặc biệt là Vịnh Hạ Long.

- Phát triển mạnh chủ yếu hoạt động tắm biển.

3) Khai thác và chế biến khoáng sản biển:

- Biển nước ta có nhiều khoáng sản.

- Làm muối phát triển ở ven biển từ Bắc vào Nam, nhất là Nam Trung Bộ điển hình là Cà Ná (Ninh Thuận).

- Dầu khí là một trong những ngành công nghiệp hàng đầu của nước ta.

- Công nghiệp hóa dầu đang dần hình thành.

4) Phát triển tổng hợp giao thông vận tải biển:

- Nước ta nằm gần nhiều tuyến đường giao thông quốc tế, nhiều vũng, vịnh, cửa sông để xây dựng cảng biển.

- Giao thông biển đang phát triển mạnh.

- Có hơn 120 cảng biển, đội tàu biển được tăng cường mạnh mẽ.

III, Bảo vệ tài nguyên và môi trường biển - đảo:

1) Sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển đảo:

a. Thực trạng:

- Diện tích rừng ngập mặn giảm.

- Sản lượng đánh bắt giảm.

- Một số loài có nguy cơ tuyệt chủng.

b. Nguyên nhân:

- Ô nhiễm môi trường biển.

- Đánh bắt khai thác quá mức.

c. Hậu quả:

- Suy giảm nhiều tài nguyên sinh vật biển.

- Ảnh hưởng xấu đến du lịch biển.

2) Các giải pháp để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển:

- Điều tra, đánh giá tiềm năng sinh vật tại các vùng biển sâu.

- Bảo vệ rừng ngập mặn.

- Bảo vệ rạn san hô.

- Bảo vệ phát triển nguồn lợi thủy sản.

- Phòng, chống ô nhiễm biển.

@Oliver Wood

18/5/2022

Thảo luận

Lời giải 2 :

Bài 38 + 39: PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP KINH TẾ VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG BIỂN ĐẢO

I. Biển và đảo Việt Nam
1) Vùng biển nước ta


`-` Việt Nam là một quốc gia có đường bờ biển dài (3260km) và vùng biển rộng (khoảng 1 triệu $km^2$).

`-` Vùng biển nước ta là một bộ phận của Biển Đông, bao gồm : nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa.

`-` Cả nước có 28 (trong số 63) tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương giáp biển.


2) Các đảo và quần đảo

`-` Vùng biển của nước ta có hơn 4000 đảo lớn nhỏ, được chia thành các đảo ven bờ và các đảo xa bờ. 


`-` Hệ thống đảo ven bờ có khoảng hơn 3000 đảo, phân bố tập trung nhất ở vùng biển của các tỉnh : Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh Hoà, Kiên Giang. Tìm trên hình 38.2 các đảo và quần đảo lớn ở vùng biển nước ta.


`-` Một số đảo ven bờ có diện tích khá lớn như: Phú Quốc (567 `km^2`), Cát Bà (khoảng 100 `km^2`).

`-` Các đảo có số dân khá đông như : Phú Quốc, Cái Bầu, Phú Quý, Lý Sơn, Cát Bà, Côn Đảo,... 

`-` Các đảo xa bờ gồm đảo Bạch Long Vĩ và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền của nước ta từ lâu đời.

II. Phát triển tổng hợp kinh tế biển


1) Khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản
`-` Vùng biển nước ta có hơn 2000 loài cá.

`+` Có khoảng 110 loài có giá trị kinh tế như cá nục, cá trích, cá thu, cá ngừ, cá hồng,...

`+` Có trên 100 loài tôm, một số loài có giá trị xuất khẩu cao như tôm he, tôm hùm, tôm rồng.
`-` Ngoài ra còn có nhiều loài đặc sản như hải sâm, bào ngư, sò huyết,...
`-` Tổng trữ lượng khoảng 4 triệu tấn, 95, 5 % là cá biển.

`-` Sản lượng được phép khai thác hằng năm khoảng 1,9 triệu tấn.

`-` Sản lượng khai thác ven bờ là khoảng 500 nghìn tấn/ năm, còn lại là xa bờ.

`-` Việc khai thác hải sản còn nhiều bất hợp lý, chủ yếu là khai thác ven bờ.

`-` Ngành khai thác xa bờ đang được ưu tiên.

`-` Nuôi hải sản trên biển đang được đẩy mạnh.

`-` Phát triển đồng bộ và hiện đại công nghiệp chế biến hải sản.

2) Du lịch biển – đảo:

`-` VN có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, bờ biển từ Bắc vào Nam có trên 120 bãi cát rộng, dài, phong cảnh đẹp, thuận lợi cho việc xây dựng khu du lịch và nghỉ dưỡng

`-` Nhiều đảo ven bờ cảnh có phong cảnh kì thú, hấp dẫn khách du lịch. Đặc biệt là vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là di sản thế giới.

3. Khai thác và chế biến khoáng sản biển
`-` Biển nước ta là nguồn muối vô tận, nghề làm muối được phát triển từ lâu đời ở nhiều vùng ven biển từ Bắc vào Nam, đặc biệt là ven biển Nam Trung Bộ như Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Cà Ná (Ninh Thuận).

`-` Dọc bờ biển có nhiều bãi cát chứa oxit titan có giá trị xuất khẩu. Cát trắng là nguyên liệu cho công nghiệp thuỷ tinh, pha lê có nhiều ở đảo Vân Hải (Quảng Ninh) và Cam Ranh (Khánh Hoà).

`-`  Dầu khí là ngành kinh tế biển mũi nhọn, chiếm vị trí quan trọng hàng đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

`-` Ngành công nghiệp hoá dầu đang dần được hình thành, trước mắt là xây dựng các nhà máy lọc dầu, cùng với các cơ sở hoá dầu khác để sản xuất chất dẻo, sợi tổng hợp, cao su tổng hợp và các loại hoá chất cơ bản,... Công nghiệp chế biến khí bước đầu phục vụ cho phát điện, sản xuất phân đạm, sau đó chuyển sang chế biến khí công nghệ cao, kết hợp với xuất khẩu khí tự nhiên và khí hoá lỏng.

4. Phát triển tổng hợp giao thông vận tải biển

`-` Nước ta nằm gần nhiều tuyến đường biển quốc tế quan trọng. Ven biển có nhiều vùng, vịnh có thể xây dựng cảng nước sâu, một số cửa sông cũng thuận lợi cho việc xây dựng cảng.

`-` Hiện cả nước có khoảng 120 cảng biển lớn nhỏ. Cảng có công suất lớn nhất là cảng Sài Gòn (12 triệu tấn/năm). 

`-` Giao thông vận tải đường biển đang ngày càng phát triển mạnh mẽ.

III. Bảo vệ tài nguyên và môi trường biển - đảo

 1. Sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển - đảo

`-` Trong những năm gần đây, diện tích rừng ngập mặn ở nước ta giảm nhanh.

`-` Nguồn lợi hải sản cũng giảm đáng kể, một số loài hải sản có nguy cơ tuyệt chủng (cá mòi, cá cháy,...), nhiều loài hải sản đang giảm về mức độ tập trung, các loài cá quý (cá thu,...) đánh bắt được có kích thước ngày càng nhỏ. 

`-`  Ô nhiễm môi trường biển có xu hướng gia tăng rõ rệt làm cho chất lượng nhiều vùng biển của nước ta bị giảm sút, nhất là ở các cảng biển và các vùng cửa sông. 

`-` Hậu quả là làm suy giảm nguồn tài nguyên sinh vật biển, ảnh hưởng xấu tới chất lượng của các khu du lịch biển.

2. Các phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển

- Điều tra, đánh giá tiềm năng sinh vật tại các vùng biển sâu. Đầu tư để chuyển hướng khai thác hải sản từ vùng biển ven bờ sang vùng nước sâu xa bờ.
- Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có, đồng thời đẩy mạnh các chương trình trồng rừng ngập mặn.
- Bảo vệ rạn san hô ngầm ven biển và cấm khai thác san hô dưới mọi hình thức.
- Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản. - Phòng chống ô nhiễm biển bởi các yếu tố hoá học, đặc biệt là dầu mỏ.

Bạn có biết?

Địa lí học (trong tiếng Hy Lạp γεωγραφία, geographia, nghĩa là "mô tả Trái Đất") là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Dịch sát nghĩa sẽ là "nhằm mô tả hoặc viết về Trái Đất".

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK