Trang chủ Tiếng Việt Lớp 5 ĐỒNG TIỀN VÀNG Một hôm, vừa bước ra khỏi nhà,...

ĐỒNG TIỀN VÀNG Một hôm, vừa bước ra khỏi nhà, tôi gặp một cậu bé chừng mười hai, mười ba tuổi, ăn mặc tồi tàn, rách rưới, mặt mũi gầy gò, xanh xao

Câu hỏi :

ĐỒNG TIỀN VÀNG Một hôm, vừa bước ra khỏi nhà, tôi gặp một cậu bé chừng mười hai, mười ba tuổi, ăn mặc tồi tàn, rách rưới, mặt mũi gầy gò, xanh xao, chìa những bao diêm khẩn khoản nhờ tôi mua giúp. Tôi mở ví tiền ra và chép miệng: - Rất tiếc là tôi không có xu lẻ. - Không sao ạ. Ông cứ đưa cho cháu một đồng vàng. Cháu chạy đến hiệu buôn đổi rồi quay lại trả ông ngay. Tôi nhìn cậu bé và lưỡng lự: - Thật chứ ? - Thưa ông, thật ạ. Cháu không phải là một đứa bé xấu. Nét mặt của cậu bé cương trực và tự hào tới mức tôi tin và giao cho cậu đồng tiền vàng. Vài giờ sau, trở về nhà, tôi ngạc nhiên thấy một cậu bé đang đợi mình, diện mạo rất giống cậu bé nợ tiền tôi, nhưng nhỏ hơn vài tuổi, gầy gò, xanh xao hơn và thoáng một nỗi buồn: - Thưa ông, có phải ông vừa đưa cho anh Rô-be cháu một đồng tiền vàng không ạ? Tôi khẽ gật đầu. Cậu bé nói tiếp: - Thưa ông, đây là tiền thừa của ông. Anh Rô-be sai cháu mang đến. Anh cháu không thể mang trả ông được vì anh ấy bị xe tông vào, gãy chân, đang phải nằm ở nhà. Tim tôi se lại. Tôi đã thấy một tâm hồn đẹp trong cậu bé nghèo. (Theo Truyện khuyết danh nước Anh) II. Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất hoặc thực hiện theo yêu cầu: Câu 1. Câu chuyện trên có những nhân vật nào? A. Người kể chuyện (tác giả) và cậu bé bán diêm. B. Người kể chuyện, cậu bé bán diêm và em trai của cậu. C. Người kể chuyện, cậu bé bán diêm và Rô-be. D. Người kể chuyện, tác giả và cậu bé bán diêm. Câu 2. Điều gì ở cậu bé bán diêm khiến nhân vật tôi tin và giao cho cậu bé đồng tiền vàng? A. Cậu khoảng mười ba, mười bốn tuổi B. Cậu gầy gò, rách rưới, xanh xao C. Nét mặt cương trực và đầy tự hào. D. Người khách muốn cho tiền cậu bé nghèo. Câu 3. Vì sao khi trở về nhà, người khách lại ngạc nhiên ? A. Thấy Rô-be đang đợi mình để trả lại tiền thừa. B. Thấy cậu bé đợi mình rất giống cậu bé nợ tiền. C. Được biết Rô-be sai em đem trả lại tiền thừa. D. Cả hai lí do B và C. Câu 4. Vì sao Rô-be không tự mang trả tiền thừa cho khách? A. Rô-be bị bệnh đang nằm ở nhà. B. Rô-be bị tai nạn, đang nằm ở bệnh viện. C. Rô-be bị xe tông gãy chân, đang nằm ở nhà. D. Rô-be không thể mang trả ông khách được. Câu 5. Câu ghép sau thể hiện quan hệ gì giữa các vế câu? Anh cháu không thể mang trả ông được vì anh ấy bị xe tông vào, gãy chân, đang phải nằm ở nhà. A. Nguyên nhân - kết quả. B. Điều kiện - kết quả C. Tương phản D. Hô ứng Câu 6. Từ đồng trong hai câu: Cái chậu này làm bằng đồng. và Đồng tiền vàng rất quý. quan hệ với nhau như thế nào? A. Đồng nghĩa B. Trái nghĩa C. Nhiều nghĩa D. Đồng âm Câu 7. Đặt một câu ghép có sử dụng cặp quan hệ từ chẳng những mà để nhận xét về việc học tập của một bạn trong lớp em. ................................................ Câu 8. Việc Rô-be trả lại tiền thừa cho khách đáng quý ở điểm nào? Viết câu trả lời của em vào chỗ chấm. ............................... Câu 9. Nêu tác dụng của dấu phẩy trong câu: Hôm qua, chúng em thi văn nghệ. Viết câu trả lời của em vào chỗ chấm ....................................................................... Câu 10. Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau: Anh cháu không thể mang trả ông được vì anh ấy bị xe tông vào, gãy chân, đang phải nằm ở nhà. Chủ ngữ là :......................... Vị ngữ là: ............................

Lời giải 1 :

Câu 1 C.

Câu 2  C.

Câu 3  D.

Câu 4 C.

Câu 5 A.

Câu 6 quan hệ đều là đồng.

Nhưng câu đầu chậu đồng là làm bằng đồng.

Còn đồng tiền vàng là chỉ đồng tiền làm bằng vàng.

Câu 7 chẳng những tôi học giỏi mà còn giỏi thể thao 

Câu 8 điều đáng quý là thật thà giữ lời hứa 

Câu 9 tác dụng của dấu phảy ngăn cách các vế câu.

Câu 10chủ ngữ :Anh cháu không thể mang trả ông được.

Vị ngữ:vì anh ấy bị xe tông vào, gãy chân, đang phải nằm ở nhà.

Thảo luận

-- Nhầm tí tôi làm lâu nên lú lẫn rồi mong bạn thông cảm
-- mik lm từ hôm qua đến h chx xong nên hc đề khác
-- Tui đang thi cuối kỳ 2
-- tui tuần sau thi 3 môn chính
-- Ờ tui thì xong 3 môn chính rồi
-- uh
-- Chúc bạn thành công nhé
-- mik chỉ mong là 3 môn chính đều là 10 chứ ko mik phải chuyển trường lên bắc ninh hc

Bạn có biết?

Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 5

Lớp 5 - Là năm cuối cấp tiểu học, áp lực thi cử nhiều mà sắp phải xa trường lớp, thầy cô, ban bè thân quen. Đây là năm mà các em sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng các em đừng lo nhé mọi chuyện sẽ tốt lên thôi !

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK