Khổ thơ đầu bài thơ "Tiếng gà trưa" của tác giả Xuân Quỳnh nói về tâm trạng của người chiến sĩ trên đường hành quân xa. Tiếng gà ai nhảy ổ: "Cục...cục tác cục ta" cất lên nơi xóm nhỏ. Tiếng gà nhảy ổ là âm thanh bình dị thân thuộc của lành quê ta đã bao đời nay. Và để diễn ả lại những tác động to lớn của tiếng gà nhảy ổ mà người chiến sĩ vô tình nghe thấy ấy, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật điệp ngữ "nghe". Trên chặng đường hành quân đầy mệt nhọc, âm thanh tiếng gà trưa đã phá vỡ cái sự tĩnh lặng của buổi trưa nắng. Tiếng gà làm "xao động" nắng trưa, "xao động" cả hồn người. Tiếng gà chưa là cho người lính cảm thấy như "bàn chân đỡ mỏi", quên đi cái khắc nghiệt của thời tiết, quên đi chặng đường hành quân gian lao. Tiếng gà ấy còn khơi gợi về một miền kí ức xa thẳm, vọng về tuổi thơ người lính. Âm thanh ấy gọi về tuổi thơ giản dị, êm đềm mà hạnh phúc của anh lính trẻ. Điệp từ "nghe" được nhắc lại ba lần với sự chuyển đổi cảm giác tinh tế đã làm cho giọng thơ thêm phần ngọt ngào, tha thiết, bồi hồi. Có thể thấy, "nghe" ở đây không chỉ là nghe bằng thính giác mà chính là nghe bằng cảm xúc, bằng tâm tưởng, bằng những hồi ức tràn về. Điệp từ "nghe" khiến hình ảnh thơ trở nên trừu tượng và lan tỏa trong tâm hồn người nghe. Qua đoạn thơ ta thấy tiếng gà trưa là mở đầu cho tất cả, gợi về tuổi thơ êm đềm của người chiến sĩ.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK