Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 'Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó...

'Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết

Câu hỏi :

'Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”. 1. Hãy chỉ ra câu văn nêu luận điểm của đoạn văn? 2. Nêu nội dung chính của đoạn văn trên? 3. Trong câu cuối của đoạn văn tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào để diễn tả sức mạnh tinh thần yêu nước? Nêu tác dụng? 4. Chỉ ra các động từ sử dụng trong câu cuối của đoạn văn? Nêu tác dụng ? ##giup minh nha##

Lời giải 1 :

@Meoss_

* Câu 1:

- Câu nêu luận điểm: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta.

→ Vì đây là câu nêu ý chính, lý lẽ của đoạn văn

* Câu 2:

- Nội dung chính của đoạn văn: Nêu lên tinh thần yêu nước nồng nàn và tha thiết của dân tộc ta. Ca ngợi tinh thần đó là một truyền thống quý báu cần giữ gìn.

* Câu 3:

- Trong câu cuối của đoạn văn tác giả sử dụng biện pháp tu từ để diễn tả sức mạnh tinh thần yêu nước là: Liệt kê, nhân hóa

( 1 ) Liệt kê: '' nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn '', '' nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn '', '' nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước ''

( 2 ) Nhân hóa: Dùng từ vốn con người vật để chỉ cho sự vật là '' mạnh mẽ, lướt qua, nhấn chìm ''

- Tác dụng:

→ Làm cho hình ảnh của tinh thần yêu nước được thể hiện một cách giàu cảm xúc, giàu hình ảnh hơn

→ Lời văn trở nên sinh động, hấp dẫn và cách diễn đạt phong phú hơn

* Câu 4:

- Các động từ sử dụng trong câu cuối của đoạn văn: xâm lăng, kết thành, lướt qua, nhấn chìm, bán, cướp.

- Tác dụng: Làm cho hình ảnh được miêu tả rõ ràng hơn, sử dụng chính xác và thành công biện pháp tu từ nhân hóa.

Thảo luận

-- Mình cảm ơn bạn nhé :)
-- Kcj ạ :>>>
-- Bạn cũng đã vote + tym lại cho mình rồi mà. Cảm ơn j tầm này :>>>
-- :>>

Lời giải 2 :

1.

Luận điểm đoạn văn: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của dân tộc.

2.

Nội dung: đề cao tinh thần yêu nước của dân tộc, nước ta có một lòng nồng nàn yêu nước, đó là truyền thống tốt đẹp và niềm tự hào của dân tộc ta.

3.

Trong cấu cuối đoạn văn tác giả sử dụng điệp từ "nó" cùng với nhân hóa.

=> Để diễn tả, nhấn mạnh tinh thần yêu nước, lòng yêu nước của dân tộc nó là một vũ khí, là hành trang để nhấn chìm mọi khó khăn, nguy hiểm. Là chiến thắng để đạt khát vọng hòa bình của dân tộc.

4.

Động từ sử dụng trong câu cuối: xâm lăng, kết thành, lướt, nhấn chìm.

=> Làm cho lòng yêu nước được nêu cao, là sự tự hào của Bác, là sự khát khao độc lập của dân tộc.

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK