Trang chủ Địa Lý Lớp 9 biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông cửu long...

biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông cửu long - thực trạng - nguyên nhân - hậu quả - giải pháp NHỜ VẠCH RÕ CÁC Ý GIÚP MK Ạ câu hỏi 1632261 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông cửu long - thực trạng - nguyên nhân - hậu quả - giải pháp NHỜ VẠCH RÕ CÁC Ý GIÚP MK Ạ

Lời giải 1 :

Thực trạng :.

Nếu nước biểng dâng cao 100cm, sẽ có khoảng 38% diện tích có nguy cơ bị ngập. Trong đó, các tỉnh có nguy cơ ngập cao nhất là Hậu Giang (80,62%), Kiên Giang (76,86%) và Cà Mau (57,69%). Khi đó, ảnh hưởng của nước mặn thường xuyên nhiều vùng bảo tồn đất ngập nước như Tràm Chim, U Minh Thượng, Làng Sen, Trà Rai, Hà Tiên, Bãi Bồi, Đất Mũi trở nên kém bền vững hơn.

Bên cạnh đó, một số sinh vật có thể bị tiêu diệt, 1/3 “vựa thóc” của cả nước bị ngập, 85% dân cư cần được hỗ trợ về nông nghiệp, đất bị suy thoái, hiện tượng di dân làm xáo trộn quy hoạch đô thị,… Cùng với đó, xói lởi bờ sông, bờ biển và giảm dòng chảy mùa khô cũng là những vấn đề rất đáng quan tâm.

Tại Vĩnh Long, tác động của biến đổi khí hậu ngày càng nhanh hơn liên tiếp các tháng mùa khô năm 2009, 2010, 2011, 2016 và 2019, độ mặn cao nhất trên các sông lớn của địa bàn. Hai huyện Vũng Liêm và Trà Ôn đều xấp xỉ 5‰.

Đặc biệt, mùa khô 2019, mặn xuất hiện sớm, xâm nhập sâu và lập kỷ lục mới vượt đỉnh năm 2016 và kéo dài đến tháng 5. Đỉnh mặn đo được trên sông Cổ Chiên tại hai huyện Vũng Liêm và Mang Thít lên cao từ 6,2-10‰, sông Hậu tại huyện Trà Ôn lên đến 7,8‰. Đặc biệt, phía sông Tiền tại các xã cù lao Bình Hòa Phước, Đồng Phú dù cách cửa biển đến 90km nhưng vẫn xuất hiện nước mặn với nồng độ 4‰.

Bên cạnh đó, tỉnh Vĩnh Long có hơn 100 điểm sạt lở mất hàng chục ha đất. Thiệt hại do thiên tai ở Vĩnh Long từ đầu năm đến tháng 8-2020 là 334 tỷ đồng.

Nguyên nhân: Nguyên nhân khách quan (do sự biến đổi của tự nhiên) bao gồm: sự biến đổi các hoạt động của mặt trời, sự thay đổi quỹ đạo trái đất, sự thay đổi vị trí và quy mô của các châu lục, sự biến đổi của các dạng hải lưu, và sự lưu chuyển trong nội bộ hệ thống khí quyển.
+ Nguyên nhân chủ quan (do sự tác động của con người) xuất phát từ sự thay đổi mục đích sử dụng đất và nguồn nước và sự gia tăng lượng phát thải khí CO2 và các khí nhà kính khác từ các hoạt động của con người.
Như vậy, biến đổi khí hậu không chỉ là hậu quả của hiện tượng hiệu ứng nhà kính (sự nóng lên của trái đất) mà còn bởi nhiều nguyên nhân khác. Tuy nhiên, có rất nhiều bằng chứng khoa học cho thấy tồn tại mối quan hệ giữa quá trình tăng nhiệt độ trái đất với quá trình tăng nồng độ khí CO2 và các khí nhà kính khác trong khí quyển, đặc biệt trong kỷ nguyên công nghiệp. Trong suốt gần 1 triệu năm trước cách mạng công nghiệp, hàm lượng khí CO2 trong khí quyển nằm trong khoảng từ 170 đến 280 phần triệu (ppm). Hiện tại, con số này đã tăng cao hơn nhiều và ở mức 387 ppm và sẽ còn tiếp tục tăng với tốc độ nhanh hơn nữa. Chính vì vậy, sự gia tăng nồng độ khí CO2 trong khí quyển sẽ làm cho nhiệt độ trái đất tăng và nguyên nhân của vấn đề biến đổi khí hậu là do trái đất không thể hấp thụ được hết lượng khí CO2 và các khí gây hiệu ứng nhà kính khác đang dư thừa trong bầu khí quyển.

Hậu quả:“Hiện tượng thời tiết cực đoan đã ảnh hưởng đến đời sống sinh kế của nhân dân. Năm qua, tỉnh chịu ảnh hưởng không nhỏ của biến đổi khí hậu. Tình trạng xâm nhập mặn ảnh hưởng lớn đến diện tích gieo trồng, cây ăn trái và nuôi trồng thuỷ sản. Năm rồi thiệt hại không lớn nhờ sự chuẩn bị nhưng mặn cũng đã đến cầu Mỹ Thuận. Dự báo thì càng ngày càng gay gắt.

Giải pháp:Trước những nguy cơ và thách thức trên, Hội thảo được các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, phân tích, lượng hóa một cách khoa học để làm cơ sở xây dựng các chính sách giảm thiểu và thích ứng biến đổi khí hậu ứng cứu cho người dân vùng ĐBSCL.

Thảo luận

Lời giải 2 :

Thực trạng

Nước biển dâng và triều cường sẽ là nguy cơ biến đổi khí hậu lớn nhất ở ĐBSCL. Nước biển dâng gây hiện tượng nhiễm mặn trên diện rộng. Triều cường làm ngập lụt đô thị là một thực tại mới mà mọi người đang dần chấp nhận. Các cơn bão xuất hiện thường xuyên hơn, với cường độ mạnh hơn sẽ là mối đe dọa mới với ĐBSCL.

Ở mức độ thấp hơn, các hiện tượng thời tiết bất thường và bão cũng là những mối đe dọa khí hậu đang tăng lên theo thời gian. Nhiệt độ tăng và lượng mưa thay đổi ở ĐBSCL cũng đóng góp làm thay đổi các hoạt động kinh tế của con người.

Giải pháp

Một là, để ứng phó với mực nước biển dâng, các địa phương phải tranh thủ điều tra, nghiên cứu trên từng địa bàn bị đe dọa để chuẩn bị phương án ứng phó tốt nhất. Xác định và tiến hành sớm một số giải pháp thủy lợi như: Làm đê bao kết hợp hệ thống cống và trạm bơm ở các vùng ven biển để tránh ngập lụt; xây dựng hồ chứa nước ngọt ngay tại Đồng bằng sông Cửu Long trong các vùng ngập hay bán ngập để trữ nước, tránh tình trạng thiếu nước ngọt cho sinh hoạt và sản xuất; ứng dụng công nghệ vật liệu mới vào xây dựng các công trình để giảm chi phí... Các công trình xây dựng của các địa phương phải có khả năng ngăn được nước biển dâng. Khắc phục ngay các điểm sạt lở bờ sông theo phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm, huy động nhân dân góp tiền, góp sức lao động, góp trang thiết bị cùng với vốn của Nhà nước và chính quyền địa phương giải quyết kịp thời các điểm sạt lở. Việc kiểm soát mặn, điều tiết nước, ngọt hóa và cấp nước sinh hoạt đáp ứng cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản cần được gắn với phát triển giao thông nông thôn để phát huy hiệu quả đồng bộ.

Hai là, Nhà nước cần chú trọng xây dựng cơ sở dữ liệu, đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện các đề tài khoa học để nắm rõ thực trạng và dự báo trước tình hình giúp ĐBSCL chủ động ứng phó làm giảm nhẹ khả năng bị tổn hại do biến đổi khí hậu gây ra. Việc dự báo trước khả năng có thể xảy ra để có kịch bản phù hợp là vô cùng quan trọng, giúp giảm thiểu các thiệt hại và có thể vẫn ổn định phát triển. Các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu phải được triển khai ngay và phải được lồng ghép với kế hoạch của các ngành, lĩnh vực, địa phương. Các cấp chính quyền cần xây dựng chương trình mục tiêu quốc gia; hướng dẫn cụ thể cho các ngành, các địa phương chủ động xây dựng chương trình phù hợp; thiết lập cơ quan liên tỉnh của ĐBSCL để phối hợp xây dựng chương trình ứng phó và hành động có hiệu quả không chỉ ở cấp địa phương mà trong toàn vùng.

Ba là, nâng cao nhận thức và thúc đẩy hành động của cộng đồng bằng cách giáo dục, tuyên truyền bảo vệ môi trường trong học đường, trong cộng đồng; tổ chức tập huấn, tuyên truyền, phát tờ rơi liên quan đến biến đổi khí hậu nhằm giúp nhân dân đã có sự thay đổi trong nhận thức và hành động, trong hành vi, lối sống như: Thuyết phục người dân đi xe đạp, xe buýt thay vì sử dụng xe gắn máy; sử dụng bóng đèn ít tiêu hao điện năng; chăn nuôi sử dụng hầm biogas để tự sản xuất gas đun nấu và phát điện trong gia đình; dùng bình nước nóng năng lượng mặt trời; trồng hàng rào cây xanh, hoa, kiểng ở gia đình và nơi công cộng...

 Bốn là, chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp, tùy theo điều kiện cụ thể và sự ảnh hưởng của nước mặn, cần lựa chọn một số cây trồng chủ lực, các loại cây trồng có khả năng chịu mặn cụ thể như: Cần mở rộng việc thực hiện trồng lúa ST25 tại Đồng bằng sông Cửu Long, đây là giống lúa thơm lai tạo, canh tác được trên vùng đất nhiễm phèn, mặn, gạo thành phẩm có mùi thơm rất đặc biệt của lá dứa và mùi cốm, có hạt dài đều, trong, không bạc bụng. Tại cuộc thi Gạo ngon nhất thế giới năm 2019 World's Best Rice 2019 được tổ chức tại Manila (Philippines), giống gạo ST25 do Kỹ sư Hồ Quang Cua và nhóm nghiên cứu lúa Sóc Trăng đã đạt giải gạo ngon nhất thế giới. Ngoài ra, cũng có thể học hỏi kinh nghiệm của tỉnh Nam Định, Thái Bình để đưa giống lúa RVT vào sản xuất. Đây cũng là giống lúa có các ưu điểm nổi trội: Chịu mặn tốt, chống đổ tốt, ít sâu bệnh, là giống ngắn ngày nên hạn chế được rủi ro từ mưa, bão, tăng hệ số sử dụng đất. Việc điều chỉnh thời vụ sản xuất cũng là một trong những biện pháp hiệu quả để đối phó với các tác động của xâm nhập mặn và hạn hán.

Năm là, áp dụng tiến bộ khoa học - công nghệ nghiên cứu, tạo các giống cây con có khả năng chống chịu tốt với điều kiện môi trường khắc nghiệt và môi trường nước bị nhiễm mặn nhẹ. Trên các vùng có nguy cơ nhiễm mặn hoặc nhiễm mặn nhẹ có thể phát triển nuôi một số loài nước ngọt có khả năng sống trong môi trường nước lợ, đa dạng hóa sản phẩm, chọn giống theo hướng tăng trưởng nhanh, kháng bệnh và gia tăng sức chịu đựng trong các điều kiện môi trường khắc nghiệt, thích ứng với biến đổi khí hậu. Cần có kế hoạch chuyển đổi và phát triển một số ngành nghề thay thế hoặc bổ trợ cho các ngành nghề hiện tại, giúp người dân Đồng bằng sông Cửu Long chủ động trước việc biến đổi khí hậu, giảm bớt sự phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên, điều tiết mùa vụ cho phù hợp. Chính quyền và địa phương cần hỗ trợ để phát triển các ngành nghề liên quan đến nước lợ và nước mặn, phát triển du lịch sinh thái, chế biến thủy sản, trồng rừng ngập mặn,... đồng thời nâng cao hiệu quả các ngành nghề hiện tại, phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Bạn có biết?

Địa lí học (trong tiếng Hy Lạp γεωγραφία, geographia, nghĩa là "mô tả Trái Đất") là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Dịch sát nghĩa sẽ là "nhằm mô tả hoặc viết về Trái Đất".

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK