Trang chủ Địa Lý Lớp 8 Câu 1. a) Hãy cho biết ranh giới của miền...

Câu 1. a) Hãy cho biết ranh giới của miền khí hậu phía Bắc và miền khí hậu phía Nam nước ta? Nêu đặc điểm khí hậu của miền khí hậu phía Bắc và miền khí hậu phí

Câu hỏi :

Câu 1. a) Hãy cho biết ranh giới của miền khí hậu phía Bắc và miền khí hậu phía Nam nước ta? Nêu đặc điểm khí hậu của miền khí hậu phía Bắc và miền khí hậu phía Nam? b) Giải thích vì sao khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa? Câu 2. Trình bày đặc điểm mùa gió Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 (mùa đông) và mùa gió Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 10 (mùa hè) của nước ta. HAI CÂU TỰ LUẬN, LÀM ĐẦY ĐỦ VÀ CHI TIẾT GIÚP MIK.

Lời giải 1 :

a) Hãy cho biết ranh giới của miền khí hậu phía Bắc và miền khí hậu phía Nam nước ta?

Dãy Bạch Mã được xem là ranh giới khí hậu giữa hai miền khí hậu phía bắc và phía nam.

Nêu đặc điểm khí hậu của miền khí hậu phía Bắc và miền khí hậu phía Nam?

Khí hậu Việt Nam

+ Miền khí hậu phía Bắc (từ dãy Bạch Mã trở ra) có mùa đông lạnh, tương đối ít mưa và nửa cuối mùa đông rất ẩm ướt; mùa hạ nóng và mưa nhiều.

+ Miền khí hậu phía Nam (từ dãy Bạch Mã trở vào) có khí hậu cận xích đạo, nhiệt độ cao quanh năm, có 1 mùa mưa và 1 mùa khô.

b) Giải thích vì sao khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa?

Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa vì:

- Tính nhiệt đới: được quy định bởi vị trí nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến, bức xạ nhiệt luôn lớn và mọi nơi trong năm đều có hai lần mặt Trời lên thiên đỉnh.

⟹ Nhận được lượng nhiệt lớn, nhiệt độ trung bình năm cao trên 200C.

Câu 2. Trình bày đặc điểm mùa gió Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 (mùa đông) và mùa gió Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 10 (mùa hè) của nước ta.

- Thời gian: từ tháng 11 đến tháng 4

- Gió: gió mùa Đông Bắc xen kẽ những đợt gió đông nam.

- Phạm vi: từ dãy Bạch mã trở ra bắc.

- Miền Bắc:

   + Đầu mùa: lạnh khô.

   + Cuối mùa: lạnh ẩm, có mưa phùn.

   + Miền núi cao xuất hiện sương muối, sương giá, mưa tuyết.

- Tây Nguyên và Nam bộ có thời tiết nóng khô, ổn định suốt mùa.

- Riêng ở duyên hải Trung Bộ có mưa lớn vào các tháng cuối năm.

Thảo luận

-- *và mùa gió Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 10 (mùa hè) * Chỗ này bn chưa nói thì ph
-- xl mik thiếu
-- cho mik xin hay nhất ik
-- ok z sửa lại giúp mik
-- để xem bài của bn kia đã
-- thank

Lời giải 2 :

câu 1
Nước ta có bốn miền khí hậu:
– Miền khí hậu phía Bắc, từ dãy Bạch Mã (vĩ tuyến 16°B) trở ra, có mùa đông lạnh, tương đối ít mưa và nửa cuối mùa đông rất ẩm ướt; mùa hè nóng và mưa nhiều.
– Miền khí hậu Đông Trường Sơn bao gồm phần lãnh thổ Trung Bộ phía đông dãy Trường Sơn, từ Hoành Sơn (vĩ tuyến 18°B) tới Mũi Dinh (vĩ tuyến 11°B) có mùa mưa lệch hẳn về thu đông.
– Miền khí hậu phía Nam bao gồm Nam Bộ và Tây Nguyên có khí hậu cận xích đạo, nhiệt độ quanh năm cao, với một mùa mưa và một mùa khô tương phản sâu sắc.
– Miền khí hậu Biển Đông Việt Nam mang tính chất gió mùa nhiệt đới hải dương.

câu 2

- Thời gian: từ tháng 11 đến tháng 4

- Gió: gió mùa Đông Bắc xen kẽ những đợt gió đông nam.

- Phạm vi: từ dãy Bạch mã trở ra bắc.

- Miền Bắc:

   + Đầu mùa: lạnh khô.

   + Cuối mùa: lạnh ẩm, có mưa phùn.

   + Miền núi cao xuất hiện sương muối, sương giá, mưa tuyết.

- Tây Nguyên và Nam bộ có thời tiết nóng khô, ổn định suốt mùa.

- Riêng ở duyên hải Trung Bộ có mưa lớn vào các tháng cuối năm.

Bạn có biết?

Địa lí học (trong tiếng Hy Lạp γεωγραφία, geographia, nghĩa là "mô tả Trái Đất") là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Dịch sát nghĩa sẽ là "nhằm mô tả hoặc viết về Trái Đất".

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK