Trang chủ Lịch Sử Lớp 8 Bài 2: a. Kể tên các cuộc khởi nghĩa lớn...

Bài 2: a. Kể tên các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương b. Vì sao cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần

Câu hỏi :

Bài 2: a. Kể tên các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương b. Vì sao cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương? c. Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương đã có ý nghĩa như thế nào đến cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta thời kì đó? Bài 3: a. Trình bày nguyên nhân bùng nổ và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1884-1913)? b. Em có nhận xét gì về thành phần lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1884 - 1913)? Bài 4: Nêu những nét chính về tình hình kinh tế, xã hội Việt Nam giữa thế kỉ XIX. Bài 5: a. Kể tên các nhà cải cách ở nước ta cuối thế kỉ XIX. Trình bày nội dung một số đề nghị cải cách. b. Xuất phát từ đâu mà các quan lại, sĩ phu đưa ra các đề nghị cải cách vào cuối thế kỉ XIX c. Vì sao các đề nghị cải cách ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX không thực hiện được? Bài 6: Trình bày những chính sách khai thác cơ bản của thực dân Pháp trong các ngành nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp ở nước ta cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Theo em, những chính sách này có tác động gì đến kinh tế của đất nước ta?

Lời giải 1 :

# Bài 2:

a. Các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương

- Khởi nghĩa Ba Đình (1886-1887)

- Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883-1892)

- Khởi nghĩa Hương Khê (1885-1895)

b. Cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương vì:

- Có quy mô, địa bàn hoạt động rộng lớn (gồm 4 tỉnh Bắc Trung Kì)

- Trình độ tổ chức quy củ

- Thời gian tồn tại dài nhất (từ 1885-1895)

- Phương thức tác chiến linh hoạt

- Nghĩa quân đã tự chế tạo được súng trường

c. Ý nghĩa:

- Đánh dấu bước phát triển cao nhất của phong trào Cần Vương

- Đánh dấu sự chấm dứt phong trào Cần Vương

- Nêu cao tinh thần chiến đấu gan dạ, kiên cường, mưu trí của nghĩa quân

# Bài 3:

a. * Nguyên nhân bùng nổ:

Yên Thế nằm ở phía Bắc tỉnh Bắc Giang, là một vùng đất đồi, cây cối dậm dạp. Do tình hình kinh tế nông nghiệp xa xút dưới triều Nguyễn, nhiều nông dân phải bỏ quê hương đi tìm nơi khác sinh sống và họ đã lên Yên Thế. Cuối thế kỉ XIX, họ bắt đầu lập làng, tổ chức sản xuất. Khi thực dân Pháp mở rộng phạm vi chiếm đóng Nam Kì, Yên Thế trở thành mục tiêu bình định của chúng. 

=> Để bảo vệ cuộc sống của mình, nhân dân Yên Thế đã nổi dậy đấu tranh

* Ý nghĩa lịch sử: 

- Ghi một trang vẻ vang trong lịch sử chống Pháp

- Nêu cao tinh thần yêu nước

- Chứng minh khả năng cách mạng hùng hậu của nông dân

- Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu

b. Thành phần lãnh đạo của khởi nghĩa Yên Thế là: nông dân (đứng đầu là Hoàng Hoa Thám), đây là tầng lớp bị áp bức bóc lột nặng nề nhất trong nền phong kiến

# Bài 4:

* Kinh tế:

- Nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp đình trệ

- Tài chính cạn kiệt

* Xã hội:

- Đời sống nhân dân khốn khổ

- Mâu thuẫn dân tộc và giai cấp ngày càng gay gắt

- Các cuộc khởi nghĩa nổ ra khắp nơi

# Bài 5:

a. Tên các nhà cải cách + nội dung các đề nghị cải cách ở nước ta cuối thế kỉ XIX

- Năm 1868, Trần Đình Túc, Nguyễn Huy Tế xin mở cửa biển Trà Lý (Nam Định)

- Đinh Văn Điền xin đẩy mạnh khai khẩn ruộng hoang, khai mỏ, đẩy mạnh buôn bán, chấn chỉnh quốc phòng

- Năm 1872, Viện Thương Bạc xin mở 3 cửa biển ở miền Bắc và miền Trung để thông thương với bên ngoài

- Từ 1863-1871, Nguyễn Trường Tộ kiên trì gửi lên triều đình 30 bản điều trần, đề cập đến nhiều vấn đề như: chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển công-thương nghiệp và tài chính,...

- Vào các năm 1877 đến 1882, Nguyễn Lộ Trạch dâng 2 bản ''Thời vụ sách'' đề nghị khai thông dân trí, chấn hưng dân khí, bảo vệ đất nước

b. Các sĩ phu đưa ra các đề nghị cải cách xuất phát từ

- Họ đã nhìn thấy được sự khủng hoảng nghiêm trọng về kinh tế và sự bất ổn về chính trị, xã hội lúc bấy giờ

- Nhìn thấy được sự tồn tại của ý thức phong kiến sẽ gây cản trở việc canh tân đất nước

c. Các đề nghị cải cách không thực hiện được vì:

- Các đề nghị vẫn còn nhiều hạn chế, vẫn mang tính lẻ tẻ rời rạc

- Chưa đưa ra các biện pháp cụ thể để canh tân đất nước

- Chưa động chạm đến 2 vấn đề bức thiết của thời đại 

- Hầu hết các sĩ phu còn chấp nhận sự tồn tại của chế độ phong kiến

# Bài 6:

- Nông nghiệp:

+ Pháp đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất, áp dụng phương pháp bóc lột nông dân theo kiểu phát canh thu tô

+ Ở Bắc Kì năm 1902, có 182000ha ruộng đất bị Pháp chiếm

- Công nghiệp:

+ Pháp tập trung khai thác than và kim loại

+ Đẩy mạnh sản xuất si măng, gạch ngói, chế biến gỗ,...

- Thương nghiệp:

+ Pháp chiếm độc quyền thị trường nước ta

+ Hàng hóa của Pháp nhập vào Việt Nam thì được đóng thuế nhẹ còn hàng hóa của các nước khác nhập vào đều bị đóng thuế nặng (thậm chí lên tới 120%)

- Tác động:

+ Bước đầu du nhập phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa vào Việt Nam mặc dù còn hạn chế

+ Phá vỡ nền sản xuất phong kiến lạc hậu, tự cung tự cấp ở Việt Nam

+ Làm cho nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc vào kinh tế Pháp

@LP

Thảo luận

Bạn có biết?

Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK