1. Năm 1920 (trạng ngữ), cậu bé 11 tuổi nọ (chủ ngữ) // lỡ đá quả bóng làm vỡ cửa kính nhà hàng xóm (vị ngữ).
2. Yêu cầu của bố đặt ra có ý nghĩa là tạo động lực cho cậu bé. Để cậu không ỷ lại và dựa dẫm vào bố. Bố có thể hỗ trợ cậu bé lúc đó nhưng cậu bé phải biết tự lập và tự quyết mọi vấn đề của mình. 3. Ý nghĩa được rút ra từ câu chuyện trong tác phẩm: Có áp lực mới có động lực phấn đấu.
Cuộc sống muôn hình vạn trạng, muốn đi đên thành công ta phải trải qua những khó khăn, thử thách và áp lực từ khó khăn, thử thách đó ta mới biết cách tự lập, tiến lên, và nó sẽ trở thành động lực phấn đấu. Những áp lực là điều không thể tránh khỏi trong cuộc sống lại chính là liều thuốc để con người tự lập, trưởng thành; phải có áp lực mới có động lực phấn đấu vì nếu con người luôn tự ru hỗ mình, sống êm đềm thì con người sẽ dễ dàng hài lòng với những gì mình có, chùn bước trước những khó khăn. Có thể thấy cậu bé trong câu chuyện nếu được bố hỗ trợ và không đòi hỏi phải hoàn lại số tiền là 12,5 đô la thì có lẽ cậu sẽ hình thành tính ỷ lại, trông chờ sự giúp đỡ từ cha mình. Nhưng cha cậu đã dạy con điều đúng đắn, và điều đó đã khiến cậu bé trưởng thành, biết sống độc lập và trở thành tổng thống của nước Mỹ. Hay như Bác Hồ ra đi từ hai bàn tay trắng, quyết tâm tìm đường cứu nước. Nếu Bác sợ thất bại, sợ không có ai giúp đỡ thì có lẽ Bác đã không dũng cảm bước lên con tàu đi Pháp năm đó. Qua đó ta mới thấy rằng, áp lực tạo động lực nhưng điều quan trọng là ý chí con người phải được trưởng thành và trở nên cứng rắn mỗi ngày. Vì vậy, bản thân mỗi chúng ta, hơn lúc nào hết, phải ý thức được và chủ động tự lập, đầy bản lĩnh sẵn sàng đối mặt với khó khăn, hiểm nguy; không nản lòng trước thất bại chứ không nên chỉ trông chờ khi áp lực ập tới mới bắt đầu đối phó. Bản thân tôi khi còn là học sinh ngồi trên ghế nhà trường, tôi đã từng trải qua những áp lực của kì thi, của điểm số, của những khó khăn trong học tập. Nhưng nhờ sự giúp đỡ của thầy cô, hỗ trợ của bè bạn và tinh thần tự học mà tôi đã vượt qua được, từng bước hoàn thiện bản thân mình. Tấm gương về cậu bé trong câu chuyện giúp em nhận ra cần phải sống tự lập, chủ động hơn nữa để trưởng thành.
4/ Nghe tin làng chợ Dầu của mình theo giặc, trong tâm lý ông Hai đã diễn ra các diễn biến tâm trạng hết sức đặc sắc. Vừa từ phòng thông tin bước ra, đang phấn chấn trước bao nhiêu là tin hay về chiến thắng của quân ta ở nhiều nơi trên đất nước, thế mà ông Hai lại gặp phải tình huống quá bất ngờ này. Vốn là người rất yêu và tự hào về cái làng của mình, tin ấy đã khiến ông Hai vừa sững sờ, vừa đau khổ, vừa uất ức. Từ đỉnh cao của niềm vui, của niềm tin, ông Hai rơi xuống vực thẳm của sự đau đớn, tủi hổ. Niềm tự hào của ông về cái làng mà ông hằng yêu dấu thế là sụp đổ tan tành trước cái tin sét đánh ấy. Từ lúc ấy, trong tâm trí ông Hai chỉ còn cái tin dữ ấy xâm chiếm, ám ảnh ông không dứt. Về đến nhà, ông lão nằm vật ra giường rồi tủi thân nhìn lũ con mà "nước mắt ông lão cứ giàn ra". Suốt mấy ngày liền, ông Hai không dám bước chân ra khỏi nhà, vì sợ phải nghe những lời bàn tán làng Chợ Dầu theo giặc. Ông cứ quanh quẩn ở nhà như thế mà nghe ngóng tình hình bên ngoài. "Một đám đông tụm lại, ông cũng để ý, dăm bảy tiếng cười nói xa xa, ông cũng chột dạ"... Ông Hai rơi vào tình trạng bế tắc, tuyệt vọng khi nghĩ tới tương lai. Bao nhiêu mâu thuẫn tâm lý giữa tình yêu làng và tình yêu nước cứ diễn ra trong ông. Quê hương và Tổ quốc , bên nào nặng hơn? Đó ko phải điều đơn giản vì với ông, làng CD đã trở thành 1 phần của cuộc đời ông, còn cách mạng là cánh tay vững chắc đã kéo gia đình ông thoát khỏi ách nô lệ. Người nông dân ấy đã quyết định:" Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù". Như vậy, tình yêu làng có thiết tha, có mãnh liệt tới đâu cũng ko thể mãnh liệt hơn tình yêu đất nước. Người nông dân VN sau c/m đã sẵn sàng gạt bỏ tình cảm riêng tư để hướng tới t/cảm chung của cộng đồng. Để vơi bớt nỗi đau đớn, dằn vặt trong tâm can mình, ông chỉ biết trút nỗi lòng ấy vào cuộc trò chuyện với đứa con út (Cu Húc). Đó là một cuộc trò chuyện đầy xúc động giúp ta nhận thấy rõ nét hơn sự nhất quán giữa t/c làng quê và lòng yêu nc, tinh thần k/c ở người nông dân trog thời kỳ k/c p. Có thể thấy, dù ông Hai đau khổ tột cùng khi nghe tin làng theo giặc nhưng tấm lòng thuỷ chung, son sắt với kháng chiến thì ko bao giờ thau đổi. Qua diễn biến tâm lý nhân vật ông Hai, ta cảm nhận được cụ thể hơn về tâm lý của người nông dân, đặc biệt là tình cảm với làng quê và tâm lý cộng đồng của họ.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK