Chào em ,em tham khảo nhé
I.Đọc hiểu
1.Con kiến đã đặt chiếc lá ngang qua vết nứt và bò lên trên đó
2.Hình ảnh “vết nứt” ẩn dụ cho những khó khăn, trở ngại, thách thức mà chúng ta luôn phải đối mặt trong cuộc sống, đó là quy luật tất yếu.
3.Nhan đề là " Con kiến và vết nứt"
4.Bài học :
Phải biết biến những trở ngại, khó khăn của ngày hôm nay thành cơ hội, thành kinh nghiệm, thành hành trang quý giá cho ngày mai.
II.Làm văn
1.
Trong cuộc sống, con người cũng phải trải qua những khó khăn, thử thách ,điều quan trọng là trước khó khăn đó, con người phải biết biến nó thành những hành trang quý giá cho tương lai. Bởi khó khăn là một phần tất yếu của cuộc sống- vốn dĩ không phải lúc nào cũng bằng phẳng. Trước hết ,phải có suy nghĩ tích cực,lạc quan trước mọi thử thách bởi " chuyện gì rồi cũng sẽ qua " ,và ngày mai sẽ vẫn tới .Khó khăn đến không phải là lúc ngồi xuống để oán thán hay kêu ca rằng cuộc đời bất công mà đây là cơ hội để ta rèn luyện sức mình.Đồng thời cũng luôn phải xác định cho bản thân một tâm thế sẵn sàng,vững vàng để bất cứ khi nào gặp thử thách ta không cảm thấy sốc hay bỡ ngỡ.Điều quan trọng nhất là luôn phải nỗ lực,dù chỉ là bước tiến nhỏ nhất ,tiếp tục bước đi,đừng dừng lại.Có thế mới có thể biến trở ngại ngày hôm nay thành tiền đề cho ngày mai tươi sáng.
2. Em tham khảo ý chính sau đây nhé
Vẻ đẹp của hình tượng người lính Tây Tiến trong 2 khổ thơ nổi bật lên là vẻ đẹp : tâm hồn hào hoa,lãng mạn và vẻ đẹp bi tráng
I.MB : nêu VĐNL : vẻ đẹp hào hoa,lãng mạn và bi tráng của hình tượng người lính
II.TB
1.Giaỉ thích
- Khái quát chung
+Tây Tiến: là tên một đoàn quân được thành lập năm 1947, có nhiệm vụ kết hợp với bộ đội Lào để bảo vệ biên giới Việt – Lào, làm hao mòn lực lực giặc Pháp.
+ Xuất thân lính Tây Tiến: phần đông là người Hà Nội, trong đó có nhiều học sinh, sinh viên.
+ Cảm hứng sáng tác: Quang Dũng viết bài thơ để bày tỏ nỗi nhớ với đoàn quân Tây Tiến sau khi chuyển sang công tác ở đơn vị khác.
- Vẻ đẹp lãng mạn,hào hoa là gì ? Vẻ đẹp lãng mạn thể hiện trên những phương diện: cái tôi trữ tình tràn đầy tình cảm, cảm xúc, phát huy cao độ trí tưởng tượng, sử dụng những yếu tố cường điệu, thủ pháp đối lập để tô đậm cái phi thường, tạo nên ấn tượng mạnh mẽ về cái hào hùng. Vẻ đẹp lãng mạn thể hiện ở cảm hứng hướng tới cái cao cả, sẵn sàng hi sinh cho lí tưởng chung của dân tộc, thể hiện ở vẻ đẹp tâm hồn hào hoa, thơ mộng.
- Vẻ đẹp bi tráng là gì ? Cái bi là sự gian khổ, hi sinh. Cái tráng là sự hào hùng, tráng lệ. Chất bi tráng của một hình tượng nghệ thuật là vẻ đẹp vừa có tính chất buồn thảm làm não lòng người vừa có tính chất hùng tráng, mạnh mẽ gây ấn tượng. Chất bi tráng hoà quyện vào nhau, sự gian khổ, hi sinh được thể hiện qua màu sắc hào hùng, tráng lệ, bi mà không luỵ.
2.Phân tích
a.Vẻ đẹp hào hoa,lãng mạn
- Phân tích ở khổ thơ "Doanh trại....hồn thơ "
b.Vẻ đẹp bi tráng
- pt khổ thơ " Rải rác...độc hành"
3.Nhận xét về bút pháp ( em nêu nghệ thuật của bài thơ)
4.Đánh giá chung : nội dung,nghệ thuật
III.KB
* Bạn tham khảo phần làm văn câu 2 của mình nhé!
I, Dàn ý tham khảo
1, Mở bài
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Giới thiệu chung về hai khổ thơ
2, Thân bài
a, Đoạn một:
- Là những kỉ niệm về khung cảnh của đêm lửa trại. Qua đó, Quang Dũng khắc họa sinh động vẻ đẹp lãng mạn, mộng mơ của những người lính trẻ.
b, Đoạn hai
- Sự hi sinh của người lính Tây Tiến
+ Bi
+ Tráng
3, Kết bài
- Tình cảm của em dành cho bài thơ
II, Bài văn tham khảo
Mọi cuộc chiến tranh rồi sẽ qua đi, bụi thời gian có thể phủ dày lên hình ảnh của những người anh hùng vô danh, nhưng văn học với sứ mệnh thiêng liêng của nó đã khắc họa một cách vĩnh viễn vào tâm hồn người đọc hình ảnh những người con anh hùng của đất nước đã ngã xuống vì nền độc lập của Tổ quốc trong suốt trường kì lịch sử. Và “Tây Tiến” là một trong những bài thơ hay, tiêu biểu của Quang Dũng cũng đã dựng lên một bức tượng đài bất tử về người lính cách mạng trong cuộc kháng chiến trường kì chống thực dân Pháp của dân tộc. Điều này được thể hiện rõ nét qua hai đoạn thơ "Doanh trại..." và "Rải rác...độc hành".
Bài thơ “Tây Tiến” của nhà thơ tài hoa Quang Dũng đã thể hiện rõ rét điều đó. Tây Tiến là một đơn vị quân đội được thành lập đầu năm 1947, có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào, bảo vệ biên giới Việt –Lào, đồng thời đánh tiêu hao lực lượng địch. Chiến sĩ Tây Tiến phần đông là thanh niên, học sinh, trí thức Hà Nội, chiến đấu trong những hoàn cảnh gian khổ nhưng họ sống rất lạc quan và chiến đấu rất dũng cảm. Quang Dũng là đại đội trưởng ở đơn vị Tây Tiến, cuối năm 1948 khi rời đơn vị cũ chưa bao lâu, tại Phù Lưu Chanh, ông viết bài thơ “Tây Tiến”.
Đoạn một là những kỉ niệm về khung cảnh của đêm lửa trại. Qua đó, Quang Dũng khắc họa sinh động vẻ đẹp lãng mạn, mộng mơ của những người lính trẻ:
“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ”
Đêm lửa trại bắt đầu bằng câu thơ “Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa”. Những người lính Tây Tiến vốn xuất thân từ những chàng trai Hà thành trẻ trung, mơ mộng nên họ thường rất nhạy cảm với cái đẹp. Đặc biệt là khi phải sống và chiến đấu trong không gian của núi rừng hoang lạnh thì đêm lửa trại thực sự là một kí ức đẹp đẽ và in đậm trong tâm hồn của người lính. Vì thế họ đón nhận đêm liên hoan bằng tất cả niềm hạnh phúc, hân hoan và đắm say nhất. Động từ “bừng” trong câu thơ thực sự là một điểm nhấn tươi sáng. Đó có thể là sự bừng lên của ánh sáng chói lòa mạnh mẽ. Đó cũng có thể là sự bừng lên của không khí sôi nổi của những âm thanh, tiếng nói, tiếng cười, điệu nhạc hay cũng có thể là sự bừng lên của những cảm xúc hân hoan, hạnh phúc trong lòng người. Vì thế, động từ “bừng” thực sự như đã đánh thức cả không gian núi rừng thâm u lạnh lẽo, đánh thức những cảm xúc trong trái tim của người lính Tây Tiến.
Không gian hội hè như lung linh, rạng rỡ hơn nhờ ánh sáng của “hội đuốc hoa”. Dễ dàng có thể cảm nhận đây là một hình ảnh thơ đậm chất lãng mạn và gợi nhiều liên tưởng. “Đuốc hoa” có thể là một hình ảnh ước lệ chỉ những cây nến được thắp lên trong phòng tối tân hôn. Nó cũng có thể là bó đuốc soi đường trong đêm hành quân được người lính liên tưởng như những bông hoa lửa. Hiểu theo cách nào cũng được, nhưng nếu đặt hình ảnh “đuốc hoa” trong không gian của doanh trại mịt mờ sương gió thì hình ảnh thơ thực sự đã tạo nên một không gian rất đẹp vừa lãng mạn lộng lẫy của một đêm hội, vừa thi vị tình tứ như một đêm hẹn hò. Vì vậy không quá khi cho rằng “đuốc hoa” là ngọn đuốc của niềm vui, của tinh thần lạc quan, yêu cuộc sống của người lính Tây Tiến.
Câu thơ thứ hai tựa như một tiếng reo vui đầy hạnh phúc của người lính Tây Tiến: “Kìa em xiêm áo tự bao giờ”. Chữ “kìa” đặt ở đầu câu thơ vốn là một đại từ dùng để chỉ một đối tượng ở xa, nhưng ở trong câu thơ này thì từ “kìa em” không hẳn mang nghĩa chỉ trỏ mà nó còn giống như một tiếng reo vui đầy ngỡ ngàng mê đắm, đầy yêu thương trìu mến của người lính trẻ khi bắt gặp bóng dáng của những cô sơn nữ. Và trong sự trìu mến, yêu thương ấy, những cô gái địa phương thực sự trở thành hình ảnh trung tâm của đêm liên hoan. Trong cái nhìn đa tình, lãng mạn của những người lính, các cô gái không chỉ lộng lẫy trong xiêm y mà còn rất đỗi dịu dàng, duyên dáng, tình tứ như đang chờ đợi để được góp vui cùng người lính. Phải có một tâm hồn tinh tế, lãng mạn, mộng mơ, yêu cái đẹp thì những người lính Tây Tiến mới có thể cảm nhận được hết cái sự đắm say, rạng rỡ, tình tứ của đêm liên hoan.
Câu thơ thứ ba vang lên với âm thanh “Khèn lên man điệu nàng e ấp”. Hòa cùng với sắc màu rạng rỡ là âm thanh của tiếng khèn – âm thanh đặc trưng của núi rừng Tây Bắc. Âm thanh ấy vang lên vừa ngọt ngào say đắm lại vừa tình tứ quyến rũ. Chính âm thanh ấy đã chắp cánh cho tâm hồn người lính có dịp được thăng hoa, bay bổng. Âm thanh ấy lại được kết hợp với vũ khúc uyển chuyển đậm màu sắc địa phương của những cô sơn nữ thực sự là một điểm nhấn cho đêm lửa trại. Hình ảnh cô gái địa phương lại được xuất hiện trong hình ảnh “nàng e ấp”. Trong ánh mắt đa tình của những chàng lính trẻ, những cô gái địa phương thật duyên dáng, tình tứ trong từng điệu múa, trong từng ánh mắt gửi trao. Vì thế mà người lính như đắm say, như ngây ngất trong đêm lửa trại.
Đoạn thơ khép lại bằng câu thơ “Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ”. Có lẽ từng điệu múa, điệu nhạc từ những cô sơn nữ đã giúp xây hồn thơ cho người lính, giúp cho tâm hồn người lính trở nên phong phú, nhạy cảm, tinh tế và lãng mạn. Đây có lẽ là động lực cho những giấc mơ chiến thắng và trở về trong vinh quang của người lính Tây Tiến. Vậy là dù có khó khăn thiếu thốn, những hiểm nguy bệnh tật đã không giết chết được tình yêu, lí tưởng và khát vọng, đã không làm bào mòn đi tâm hồn, vẻ đẹp lãng mạn nơi người lính. Trái lại chỉ cần một chút khoảnh khắc đáng yêu của cuộc sống cũng đủ thắp lên vẻ đẹp lạc quan, lãng mạn, tình yêu cuộc sống của người lính.
Nhớ về người lính, Quang Dũng nhớ về những hi sinh vừa chân thực, vừa cao cả:
“Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường ra đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
Khi viết về cuộc kháng chiến chống Pháp, không có nhà thơ nói về sự hi sinh đẫm máu của những người lính nhưng Quang Dũng không hề né tránh hi sinh thậm chí là cả hi sinh khốc liệt: “Rải rác biên cương mồ viễn xứ”. Từ láy “rải rác” kết hợp cùng nghệ thuật đảo ngữ đã nhấn mạnh tính khắc nghiệt của cuộc chiến tranh. Hơn nữa, nhà thơ còn sử dụng các từ Hán Việt “biên cương”, “mồ viễn xứ” vừa gợi ra sự trang trọng cho câu thơ vừa nhấn mạnh hiện thực khốc liệt của chiến tranh. Đó là những người lính phải nằm lại ở nơi biên cương xa xôi, héo lánh, hoang lạnh. Sự ra đi ấy rất đơn độc. Quang Dũng nói về cái chết, nhưng đó lại là sự hi sinh cao cả và đẹp đẽ: “Chiến trường ra đi chẳng tiếc đời xanh”. “Đời xanh” là tuổi trẻ, là bao ước vọng đang đón chờ mỗi người phía trước. “Chiến trường” khốc liệt mà câu thơ nghe sao bình tĩnh quá, có chút ngạo nghễ khinh đời để rồi hai từ “ chẳng tiếc” mang vẻ bất cần cho “ đời xanh”. Tuổi trẻ ai chẳng cần cho mình khát vọng tình yêu, thanh xuân thơ mộng. Người lính Tây Tiến hiểu lắm, biết lắm vẻ đẹp của “đời xanh” nhưng chết cho tổ quốc chính là chết cho lí tưởng thiêng liêng. Đó chính là vẻ đẹp thời đại “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”.
Biết rằng ra đi là không hẹn ngày trở lại nên những người lính Tây Tiến coi cái chết “nhẹ tựa lông hồng”, vì vậy sự hi sinh của họ được hình dung trong tư thế của những chiến binh anh hùng:
“Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
Quang Dũng đã sử dụng hình ảnh “áo bào thay chiếu” là cách nói bi tráng hóa, tráng lệ hóa sự hy sinh của người lính Tây Tiến. Nhà thơ từng trải lòng về câu thơ trên “Sự thật khi người lính ngã xuống không có được mảnh vải liệm. Nói áo bào là nói theo cách của thơ xưa để an ủi những người đã nằm xuống”. Sự khắc nghiệt của chiến trường, sự khó khăn gian khổ trong chiến đấu, vậy mà khi ngã xuống câu thơ sao mà nghe nhẹ nhàng đến vậy. Không phải là ngã xuống, không phải là chết mà đơn giản là “anh về đất”. Mỗi chúng ta ai chẳng sinh ra từ đất mẹ Xi –ta, ai chẳng từ luống cày mà lớn lên. Vậy nên giờ đây các anh chỉ là đang ngủ một giấc thật dài, thật bình yên bên đất mẹ dịu dàng và ấm áp. Câu thơ với biện pháp nói giảm nói tránh đã tạo cho câu thơ bi mà không lụy ý, thơ mang đến một cảm giác vĩnh hằng, là thế giới của:
“Những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về”
(Nguyễn Đình Thi)
Khép lại đoạn thơ là hình ảnh "Sông Mã gầm lên khúc độc hành". Địa danh sông Mã được lặp lạitạo nên một kết cấu trùng lặp. Sông Mã gắn bó với từng chặng đường hành quânvà có mặt ngay cả trong giờ khắc người lính hi sinh. Bên cạnh đó, nghệ thuật nhân hoá kếthợp động từ mạnh trong ý thơ "gầm lên khúc độc hành" vừa tái hiện cảm xúc đau đớn, giận dữ của dòng sông Mã trước sự ra đi của người lính Tây Tiến. Dường như sông Mã thay lời đất nước cất lên lời tiễn biệt với người lính. Nói đến đây ta lại nhớ đến một nhận xét khá tinh tế của nhà thơ Vũ Quần Phương khi cho rằng cái âm vang của sông Mã chính là âm vang rung chuyển và ngự trị cả một vùng thiên nhiên đất trời được sinh ra từ những mất mát câm lặng của con người.
Hai đoạn thơ đều ca ngợi vè đẹp chân dung của người lính Tây Tiến. Tuy nhiên hai đoạn thơ đều có điểm khác nhau. Nếu ở đoạn một, vẻ đẹp của người lính Tây Tiến thiên về sự lãng mạn, trẻ trung, lạc quan, tếu táo đậm chất lính thì đoạn hai lại là sự kết hợp, hòa quyện giữa vẻ đẹp vừa bi tráng, hào hùng lại vừa lãng mạn, hào hoa của người nghệ sĩ.
Cảm ơn nhà thơ Quang Dũng đã đưa đến cho người đọc một áng văn bất hủ như thế này!
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 12 - Năm cuối ở cấp tiểu học, năm học quan trọng nhất trong đời học sinh trải qua bao năm học tập, bao nhiêu kì vọng của người thân xung quanh ta. Những nỗi lo về thi đại học và định hướng tương lai thật là nặng. Hãy tin vào bản thân là mình sẽ làm được rồi tương lai mới chờ đợi các em!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK