* Bạn tham khảo qua nhé *
Bài thơ "Côn Sơn Ca" là một bài thơ chữ Hán rất hay và sâu sắc. Nguyễn Trãi đã viết bài thơ này trong thời kì ông cáo quan về ở ẩn tại Côn Sơn .
Những câu thơ đầu tiên đã mang lại cho người đọc những cảm giác thanh thoát với giai điệu của thiên nhiên đất trời nơi đây
" Côn Sơn suối chảy rì rầm,
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai "
Đặc biệt tác giả còn so sánh tiếng suối với tiếng đàn cầm càng khiến câu thơ thêm hay và thú vị , chắc hẳn tiếng suối ở đó phải trong vắt , tinh khiết âm thanh tiếng suối lên xuống nhịp nhàng và vang xa khắp nơi mới khiếp tác giả ví nó với tiếng đàn cầm . Đại từ “ta” bộc lộ một tâm thế tự do, chủ động của chủ thể trữ tình . Mọi khung cảnh ở Côn Sơn đều hiền hòa, êm đềm tới mức con người trở nên ung dung, hòa quyện vào với nó. Qua đó ta có thể thấy thiên nhiên Côn Sơn không chỉ đẹp mà còn có chút cổ kính với đá rêu phơi, tràn đầy sức sống với: ghềnh thông mọc như nêm và con người hiện lên giống như một phần của thiên nhiên ngồi trên đá , nằm , ngâm thơ . Với thể thơ lục bát quen thuộc của dân tộc, hình ảnh thơ cổ kính , đơn sơ , gần gũi, Nguyễn Trãi đã tạo ra trước người đọc một bức tranh thiên nhiên Côn sơn thật yên bình, thanh thản với những nét độc đáo tạo nên vẻ đẹp thanh thoát, êm đềm , ở đó, con người thanh nhàn và sống chan hòa với thiên nhiên và thư thái tâm hồn.
Bài ca Côn Sơn không chỉ là 1 bài thơ bình thường mà còn là âm thanh của những cây đàn cất lên từ nhà thơ với tình yêu thiên nhiên và cảnh đẹp nơi đây
Mở bài: - Giới thiệu về tác giả Nguyễn Trãi và tác phẩm Bài ca Côn Sơn
Thân bài: Cảm nghĩ của em về Bài ca Côn Sơn
1. Bốn câu thơ đầu: Cảnh trí Côn Sơn
- Các hình ảnh về thiên nhiên Côn Sơn: tiếng đàn, đá rêu phơi, thông mọc như nêm, bóng trúc râm
- Các hình ảnh so sánh, liên tưởng sâu sắc về thiên nhiên Côn Sơn
- Cảnh trí thiên nhiên yên tĩnh, khoáng đạt
- Những hình ảnh thiên nhiên hết sức nên thơ và trữ tình
2. Bốn câu thơ sau: Tâm hồn nhà thơ
- Các hình ảnh chỉ tâm hồn nhà thơ: ta nghe tiếng đàn cầm bên tai, ngồi trên đá như ngồi trên chiếu, ta lên ta nằm, ta ngâm thơ nhàn,…
- Các phép điệp từ, hình ảnh so sánh sâu sắc
- Tâm hồn thanh cao, sâu sắc, giao hòa với thiên nhiên,…
Kết bài: - Khẳng định giá trị của bài thơ
- Khẳng định tấm lòng yêu thiên nhiên và nỗi lòng yêu nước, thương dân của tác giả
* Bài viết tham khảo
Nguyễn Trãi là một nhà thơ nổi tiếng của nền văn học Việt Nam. Ông đã để lại rất nhiều tác phẩm có giá trị cho đời. Tiêu biểu trong số đó phải kể đến bài thơ" Côn sơn ca" . Tác phẩm đã thể hiện tình yêu thiên nhiên sâu đậm của tác giả cùng tấm lòng ưu nặng lòng với nhân dân, đất nước. Đây là một trong những tác phẩm nổi tiếng của ông chứa đựng quan niệm về nhân sinh cùng những cảm nhận tinh tế sâu thẳm trong trái tim của một nhà Nho không gặp thời.
Cuộc sống không phải lúc nào cũng đi theo quỹ đạo của nó, không phải cứ ở hiền là gặp lành như chúng ta vẫn thường thấy trong những câu chuyện cổ tích. Và đương nhiên quy luật đó chẳng ngoại lệ với một ai. Là một người vừa có đức vừa có tài thế nhưng Nguyễn Trãi lại rơi vào cảnh sống nhầm thời đại, vậy nên bao tư tưởng, hoài bão của ông không thể thực hiện được. Có lẽ cũng bởi vì chán ghét cuộc sống nơi phồn hoa, chốn ganh đua quan trường mà ông đã cáo quan, bỏ lại sau lưng tiền tài danh vọng để sống thật với cuộc đời mình. Và khi ông đến với Côn Sơn ông đã cảm nhận được điều đó, ông coi nó như một người bạn tri kỉ, vẻ đẹp của nó có thể gột rửa tâm hồn giúp cho người thi sĩ quên đi thực tại và có thể làm chính mình.
Nếu thực ở tại là bế tắc ngột ngạt thì khi đến với núi rừng Nguyễn Trãi lại mở rộng tâm hồn mình để cảm nhận cái vẻ đẹp kì vĩ ấy:
"Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai"
Chỉ là tiếng nước chảy róc rách thế nhưng dưới cảm nhận của người nghệ sĩ nó lại trở thành âm thanh bay bổng của tiếng đàn. Tiếng suối không còn là thứ âm thanh róc rách, khô khan mà nó đã được thổi hồn vào trong đó. Những giai điệu du dương như đang hòa cùng âm thanh của đất trời để viết lên một bản tình ca thật đẹp.
"Bài ca Côn Sơn" là bức tranh của núi rừng, là nét đẹp tinh tế được tác giả phác lại bằng những nét chấm phá, âm thanh và màu sắc của cỏ cây, núi rừng. Ở một nơi nào đó trong khu rừng, người nghệ sĩ được thiên nhiên chữa lại mảnh hồn héo úa trong mình để rồi ông lại dạt dào tình cảm với cảnh vật nơi núi rừng:
"Côn Sơn có đá rêu phơi
Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm"
Đúng thật, khi tâm hồn con người ta được giải phóng thì cảm giác về con người về những sự vật lại có hồn đến lạ. Từ một tảng đá vô tri, một vật cứng nhắc được núi rừng bao bọc, những tảng đá bất động bị mưa gió bào mòn, rồi mưa nắng cùng với thiên nhiên phủ lên thân đá lớp rêu xanh. Nhưng dù có được bao bọc bởi rêu đi chăng nữa thì đá vẫn là đá mà thôi. Thế nhưng người thi sĩ lại cảm nhận việc ngồi lên tảng đá thô cứng ấy như được ngồi trên chiếu êm. Tâm hồn người thi sĩ giản đơn hết mức, cả thế giới như thu bé lại, tiềm thức như được mở rộng ra hết cỡ để cảm nhận, hòa tâm hồn mình vào vòng xoay của vũ trụ.
Và thiên đường ấy có âm thanh êm dịu của đàn, có chiếc chiếu êm làm điểm tựa cho người nghệ sĩ. Lúc này ông tự do thả hồn mình vào những cảnh vật phía xa, đó là sự vi vu bát ngát của cánh rừng với một màu xanh êm dịu, màu xanh của tình yêu, sức sống.
"Trong ghềnh thông mọc như nêm
Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm
Trong rừng có bóng trúc râm
Tìm nơi bóng mát ta ngâm thơ nhàn"
Từng cảnh vật của khu rừng được tác giả cảm nhận thật tinh tế và tỉ mỉ. Những hàng thông xanh ngát nối tiếp nhau, thông mọc san sát nhau và đâm thẳng lên bầu trời xanh. Thông đương đầu với số phận, chống chọi qua đêm bão tuyết, hình ảnh ấy tượng trưng cho ý chí bất khuất, kiên cường của người anh hùng ngàn đời nay. Và trúc mang dáng vẻ tao nhã, thanh cao, là dáng vẻ của người quân tử yêu thích cái tinh tế, thuần khiết và gắn bó với thiên nhiên.
Qua "Bài ca Côn Sơn" chúng ta thấy được một tâm hồn nhạy cảm, yêu thiên nhiên và hòa nhập cùng thiên nhiên. Tưởng chừng như tâm hồn ấy đã êm dịu không còn sóng gió vì say đắm trong cái vẻ đẹp thuần khiết kia nhưng thực ra trong thâm tâm ông lúc nào cũng dậy sóng vì lo cho nỗi nước nhà. Sau này khi được vua hiểu thấu và mời quay lại giúp dân, giúp nước thì ông lại từ bỏ thú vui bản thân và quay trở lại. Nguyễn Trãi là bậc đại anh hùng, là con người mang trong mình tấm lòng vì đại cả đời cống hiến cho dân tộc mà chúng ta nên tôn thờ và noi theo.
Bài ca côn sơn là tác phẩm nổi bật trong ngữ văn lớp 7, ngoài làm văn Cảm nhận khi đọc Bài ca Côn Sơn của Nguyễn Trãi, học sinh và giáo viên thường làm các bài văn khác như Nhân vật ta trong Bài ca Côn Sơn, Bài ca Côn Sơn của Nguyễn Trãi và Cảnh khuya của Hồ Chí Minh, hay cả phần Soạn bài Bài ca Côn Sơn, các bạn có thể tham khảo và học tập.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK