Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 ÔN TẬP TIẾNG VIỆT 1. Bài tập 1: Chỉ ra...

ÔN TẬP TIẾNG VIỆT 1. Bài tập 1: Chỉ ra các câu rút gọn trong đoạn văn sau và cho biết những câu đó gọn thành phần nào, hãy khôi phục lại các thành phần bị lược

Câu hỏi :

ÔN TẬP TIẾNG VIỆT 1. Bài tập 1: Chỉ ra các câu rút gọn trong đoạn văn sau và cho biết những câu đó gọn thành phần nào, hãy khôi phục lại các thành phần bị lược bỏ: “Cái Mị về một mình. Bóng nó cứ ngụp dần trên cánh đồng xa tít tắp đang gặt nham nhở. Tôi cầm liềm. Quơ một vòng sát chân rạ. Giật mạnh. Bước sang trái. Quơ liềm. Giật mạnh. Lại bước sang trái. Lại quơ liềm. Lại giật mạnh. Cứ thế mãi. Đất trên mặt ruộng ẩm ướt.” 2. Bài tập 2: Hãy tìm các câu rút gọn trong đoạn trích sau đây và cho biết vì sao tác giả dùng các câu rút gọn như vậy. “Cụ bá cười nhạt, nhưng tiếng cười giòn giã lắm; người ta bảo cụ hơn người cũng bởi cái cười: - Cái anh này nói mới hay! Ai làm gì anh mà anh phải chết? Đời người chứ có phải con ngoé đâu? Lại say rồi phải không? Rồi, đổi giọng cụ thân mật hỏi : - Về bao giờ thế ? Sao không vào tôi chơi? Đi vào nhà uống nước. Thấy Chí Phèo không nhúc nhích, cụ tiếp luôn: - Nào đứng lên đi. Cứ vào đây uống nước đã. Có cái gì, ta nói chuyện tử tế với nhau. [...]” (Nam Cao, Chí Phèo) 3. Bài tập 3: Tìm câu đặc biệt trong đoạn trích dưới đây và cho biết tác dụng. “Tuy trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ, nhưng xem chừng ai ai cũng mệt lử cả rồi. Ấy vậy mà trên trời thời vẫn mưa tầm tã trút xuống, dưới sông thời nước cứ cuồn cuộn bốc lên. Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự lại được với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất.” (Trích “Sống chết mặc bay” – Ngữ văn 7, tập 2) 4. Bài tập 5: Hãy xác định câu đặc biệt trong các ví dụ sau và cho biết tác dụng của chúng. a. Có thói quen tốt và thói quen xấu. (Băng Sơn) b. Thật bất hạnh cho ai cả cuộc đời chỉ biết giữ cho riêng mình. “Sự sống” trong họ rồi cũng sẽ chất dần chết mòn như nước trong lòng biển Chết… (Quà tặng cuộc sống) c. Trong lòng tôi, tiếng lá xao xao như không bao giờ tắt. Giá buốt quá! (Nguyên Hồng) d. Cây tre Việt Nam! Cây tre xanh, nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm (Thép Mới) e. Quái lạ! Chân mình hôm nay sao lại bên dài bên ngắn thế này? (Tiếu lâm Việt Nam) f. Một đêm mưa. Người mẹ lết tấm thân nhọc nhằn ôm đứa con đi xin sữa g. Thành phố Hồ Chí Minh. Mùa thu năm 1975. 5. Bài tập 5: Cho biết những câu sau đây câu nào là câu rút gọn, câu nào là câu đặc biệt. Gạch chân dưới những câu đó. Nêu tác dụng của câu đặc biệt, câu rút gọn trong câu đó. a. Các bạn đang làm gì vậy ? - Dọn vệ sinh lớp. b. Cậu đã làm bài tập xong chưa ? - Làm rồi c. Ôi! Nghèo quá. Tôi khổ đến thế này. d. Thật đẹp quá! Đà Nẵng là quê hương trong lòng tôi tự bao giờ. e. Hoa hồng! Một loài hoa! Những đóa hoa hồng khoe sắc dưới ánh nắng mặt trời lung linh. f. Nga ơi! Nga vẫn ổn chứ? - Tôi không sao g. Mình kiểm tra môn văn vào thứ mấy vậy Sơn? - Thứ sáu. GIÚP MIK VS Ạ MIK ĐANG CẦN GẤP CAMONNHIU

Lời giải 1 :

1 .các câu rút gọn:

câu rút gọn: Quơ một vòng sát chân rạ . Giật mạnh . Bước sang trái . Quơ liềm . Giật mạnh . Lại bước sang trái . Lại quơ liềm . Lại giật mạnh .

   -bị lược bỏ thành phần chủ ngữ

  -hãy khôi phục lại các thành phần bị lược bỏ: thêm chủ ngữ  tôi,..

2.

- Các câu rút gọn:

+ Lại say rồi phải không?

+ Về bao giờ thế?

+ Sao không vào tôi chơi?

+ Đi vào nhà uống nước.

+ Nào đứng lên đi.

+ Cứ vào đây uống nước đã.

Tác giả dùng những câu rút gọn như vậy vì : để thể hiện thái độ khinh thường của lão bá đối vs chí phèo,làm cho câu ngắn gọn ,tránh lặp từ

3.
 Câu đặc biệt là Than ôi,  Lo thay, Nguy thay .

Tác dụng là bộc lộ cảm xúc

4.

a. Không có câu đặc biệt. 

b. Không có câu đặc biệt. 

c.Giá buốt quá!

- Tác dụng: Bộc lộ cảm xúc. 

d. Cây tre Việt Nam! (câu đặc biệt)

- Tác dụng: Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng. 

e. Quái lạ!  

- Tác dụng: Bộc lộ cảm xúc. 

f.Một đêm mưa 

- Tác dụng: xác định thời gian.

g.Thành phố Hồ Chí Minh

-Tác dụng : xác định thời gian, địa điểm.

5.

 a.câu rút gọn: dọn vệ sinh lớp

- tác dụng: giúp truyền tải thông tin nhanh hơn

b. câu rút gọn: làm rồi

- tác dụng: giúp thông tin được truyền tải nhanh hơn

c. Ôi ! Nghèo quá.

tác dụng :bộc lộ cảm xúc 

d. Thật đẹp quá! (câu đặc biệt )

tác dụng :bộc lộ cảm xúc 

e. Hoa hồng! Một loài hoa!(câu đặc biệt )

tác dụng :liệt kê thông báo vè sụ tồn tại của 1 sụ vật hay hiện tượng 

f.  Nga ơi (câu đặc biệt )

- tác dụng: dùng để gọi đáp

g. thứ sáu (câu ngắn gọn)

- tác dụng: thông báo về thời gian

@luffy.chúc bạn học tốt

Thảo luận

-- cho xin ctlhn

Lời giải 2 :

Bài tập 1 : -

câu rút gọn: Quơ một vòng sát chân rạ . Giật mạnh . Bước sang trái . Quơ liềm . Giật mạnh . Lại bước sang trái . Lại quơ liềm . Lại giật mạnh .

-bị lược bỏ thành phần chủ ngữ

-hãy khôi phục lại các thành phần bị lược bỏ:thêm chủ ngữ tôi,..

Câu 2  :

 Các câu rút gọn:

- Lại say rồi phải không ?

- Về bao giờ thế ? Sao không vào tôi chơi ? Đi vào nhà uống nước.

- Nào đứng lên đi. Cứ vào đây uống nước đã.

Tác giả dùng những câu rút gọn như vậy để truyền tải thông tin một cách nhanh chóng cũng như thể hiện được thái độ khinh thường của Bá Kiến dành cho Chí Phèo.

Câu 5 :

a,câu rút gọn: dọn vệ sinh lớp

– tác dụng: giúp truyền tải thông tin nhanh hơn

b, câu rút gọn: làm rồi

– tác dụng: giúp thông tin được truyền tải nhanh hơn

c, câu đặc biệt: Nga ơi

– tác dụng: dùng để gọi đáp

d. câu đặc biệt: thứ sáu

– tác dụng: thông báo về thời gian

e. 

* câu đặc biệt:

 – một đêm đông -> tác dụng: thông báo về thời gian

– Từng đợt…thấu xương -> liệt kê, thông báo sự tồn tại của sự vật

– ôi! nhìn kìa!-> bộc lộ cảm xúc

– một chiếc lá! -> thông báo sự tồn tại của sự vật

* câu rút gọn 

 – không ra khỏi nhà vì trời còn âm u -> tác dụng: tránh lặp từ ở câu trước

– ngủ thiếp đi khi nào không hay -> tác dụng: tránh lặp từ ở câu trước

g. câu đặc biêt: một giờ…hai giờ

-> tác dụng: xác định thòi gian

h. câu đặc biệt: một phút…hai phút…ba phút…rồi bốn phút. Nhiều quá!

-> tác dụng: xác định thòi gian, bộc lộ cảm xúc 

 Mik sửa lại rồi nha chủ nhà :>

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK