Câu 1: Trình bày nguyên nhân bùng nổ phong trào nông dân Tây Sơn.
(Hoặc: Nêu những nét chính về tình hình xã hội Đàng Trong nửa sau thế kỉ XVIII)
- Từ giữa thế kỉ XVIII ( 18 ), chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong suy yếu dần.
- Việc mua quan, bán tước phổ biến, số quan lại ngày càng tăng, nhất là quan thu thuế. Quan lại,
cường hào kết thành bè cánh, đàn áp, bóc lột nhân dân thậm tệ và đua nhau ăn
chơi xa xỉ.
- Nông dân thì bị địa chủ, cường hào lấn chiếm ruộng đất. Nhân dân đồng bằng phải nộp nhiều
thứ thuế.
- Nhân dân miền núi phải nộp nhiều lâm thổ sản như ngà voi, sừng tê, mật ong,...
=> Cuộc sống của người dân ngày càng cơ cực, nỗi oán giận của các tầng lớp xã hội đối với chính quyền họ Nguyễn ngày càng dâng cao nên họ đã nổi dậy để đấu tranh, giành lại công bằng. Đây là một nguyên nhân khiến phong trào Tây Sơn bùng nổ.
Câu 2: Công cuộc khai hoang ở thời Nguyễn có tác dụng như thế nào? Tại sao dưới thời Nguyễn, diện tích đất canh tác tăng lên mà vẫn còn tình trạng nông dân lưu vong?
*Tác dụng công cuộc khai hoang ở thời Nguyễn:
- Các vua Nguyễn rất chú ý việc khai hoang. Các biện pháp di dân lập ấp và lập
đồn điền được tiến hành ở nhiều tỉnh phía bắc và phía nam.
- Năm 1828, Nguyễn Công Trứ được cử làm Doanh điền sứ, ông chiêu mộ dân
lưu vong khai phá miền ven biển lập nên các huyện Tiền Hải (Thái Bình), Kim
Sơn (Ninh Bình).
- Công cuộc khai hoang đã tăng thêm diện tích canh tác. Hàng trăm đồn điền
được thành lập rải rác ở các tỉnh Nam Kì.
* Diện tích đất canh tác tăng lên mà vẫn còn tình trạng nông dân lưu vong, vì:
- Nông dân bị địa chủ, cường hào cướp mất ruộng đất => nạn đói xảy ra nhiều
năm nên tình trạng nông dân lưu vong vẫn còn.
- Nông dân bị trói buộc vào ruộng đất để nộp tô thuế và đi phu dịch cho nhà
nước.
- Việc sửa đắp đê không được chú trọng, lụt lội hạn hán xảy ra liên miên, dân
phải đi phiêu tán khắp nơi.
Câu 1 :
* Nguyên nhân
- Triều đình rối loạn, quan lại ở địa phương "cậy quyền thế ức hiếp dân, vật dụng trong dân gian cướp lấy đến hết", "dùng của như bùn đất..., coi dân như cỏ rác".
- Đời sống nhân dân lâm vào cảnh cùng khốn.
- Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ, giữa nhân dân với nhà nước phong kiến trở nên gay gắt, làm bùng nổ các cuộc khởi nghĩa.
- Các cuộc khởi nghĩa trước sau đều bị dập tắt, nhưng đã góp phần làm cho triều đình nhà Lê càng mau chóng sụp đổ.
Câu 2 :
- Công cuộc khai hoang của triều Nguyễn đã có tác dụng:
+ Giải quyết tình trạng đất hoang hóa, tăng thêm diện tích đất canh tác.
+ Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
- Mặc dù vào thời Nguyễn, nhà vua đã có chính sách khai hoang đất đai, diện tích đất canh tác tăng thêm nhưng vẫn có tình trạng nông dân lưu vong vì lúc bấy giờ nhân dân bị bọn địa chủ, cường hào chiếm đoạt ruộng đất.
Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK