Trang chủ Ngữ văn Lớp 8 1. Nêu đặc điểm hình thức và các chức năng...

1. Nêu đặc điểm hình thức và các chức năng của câu nghi vấn? Đặt 1 câu nghi vấn? Mỗi chức năng lấy 1 ví dụ 2. Nêu đặc điểm hình thức và các chức năng của câu c

Câu hỏi :

1. Nêu đặc điểm hình thức và các chức năng của câu nghi vấn? Đặt 1 câu nghi vấn? Mỗi chức năng lấy 1 ví dụ 2. Nêu đặc điểm hình thức và các chức năng của câu cầu khiến? Đặt 1 câu cầu khiến? Mỗi chức năng lấy 1 ví dụ

Lời giải 1 :

1.

- đặc điểm hình thức:

+ Có những từ nghi vấn ( ai, gì, nào, sao, tại sao, đâu, bao giờ, bao nhiêu, à, ư, hả, chứ...không, chưa,..) hoặc có từ hay ( nối các vế có quan hệ lựa chọn )

VD: Tại sao giờ này bố chưa về?

- các chức năng của câu nghi vấn

+Dùng để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe dọa, bộc lộ cảm xúc,... và không yêu cầu người đôi thoại trả lời. Chức năng chính dùng để hỏi

VD:  

- Bạn ăn cơm chưa ? - Dùng để hỏi

- Con đi phơi quần áo cho mẹ được không? → Dùng để cầu khiến

- Trời ơi, chẳng phải anh Nam từ Mỹ mới về đây hay sao? → Dùng để bộc lộ cảm xúc

- Nhà cháu còn phải tiết kiệm tiền trả nợ ngân hàng nữa , nên bữa cơm nhà cháu nó mới đơn giản vậy ạ , chứ cháu có muốn thể đâu ?→ Khẳng định 

- Già rồi mà ngày cũng như đêm, chỉ thui thủi một mình thì ai mà chả buồn? → Phủ định

2.

- đặc điểm hình thức: 

+ Là câu có những từ cầu khiến như: hãy, đừng, chớ,... đi, thôi, nào,... hay ngữ điệu cầu khiến

VD: Hãy lấy gạo ở trong chum mà nấu cơm

- Chức năng:

+ Dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo,..

VD:

-  Hãy mở cửa sổ ra cho mát! → Yêu cầu

-  Hãy ăn cơm nhanh đi Hoa! → Ra lệnh

Thôi đừng khóc nữa. → Khuyên bảo

- Đề nghị bạn không nói chuyện nữa → Đề nghị

Thảo luận

Lời giải 2 :

1 có dấu chấm hỏi ớ cuối câu và thường đi kèm với từ nghi vấn như: ai, thế nào, sao,.... .Bác ăn cơm chưa(hỏi người khác),sao bạn giỏi thế(khen),sao nhà bạn bừa bộn thế(chê),......
2
Câu cầu khiến là câu nêu sự việc mong muốn hoặc đòi hỏi người khác làm. 
Muốn nêu ý cầu khiến, khi đặt câu cầu khiến, người ta thường dùng những từ ngữ như : đừng, chớ, hãy, nên, cần, lên, đi ... 
Ví dụ: 
- Các em đừng làm ồn trong lớp ! 
- Đốt lửa lên !
Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu cầu khiến?
Câu cầu khiến là câu có những từ ngữ cầu khiến như:  hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào,... hay những ngữ điệu cầu khiến. Dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo,... Thường kết thúc bằng dấu chấm than(!), nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm(.).  
VD:
Cả lớp trật tự!

Câu cầu khiến được sử dụng rất nhiều trong đời sống hàng ngày, bởi đây là loại câu có thể dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị hoặc khuyên nhủ. Tùy theo mục đích cầu khiến mà người dùng có thể lựa chọn từ ngữ để đặt câu cho phù hợp.

Ví dụ:

– Cả lớp trật tự!

→ đây là câu cầu khiến với mục đích ra lệnh

– Hãy uống thuốc đúng giờ.

→  đây là câu cầu khiến có mục đích khuyên nhủ

– Mình đi ăn cơm đi!

→  đây là câu cầu khiến có mục đích đề nghị

Ngoài ra, trong một số trường hợp giao tiếp, câu cầu khiến được tối giản chủ ngữ

– Mở cửa!

– Im lặng!

– Đi nhanh!

 

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK