Khi Quang Trung diễu võ ngoài đồn Ngọc Hồi, đô đốc Long đang trên đường bắc tiến hướng đến Sơn Tây – nơi có đạo quân Vân Quý của Ô Đại Kinh – thì bất thần rẽ sang làng Nhân Mục nay thuộc xã Nhân Chính và Khương Đình và nửa đêm bất ngờ tập kích đồn Khương Thượng của Sầm Nghi Đống.
Theo Thánh vũ ký của Nguỵ Nguyên, các đội voi của Tây Sơn đều có đại bác trên lưng nã vào đồn. Quân Thanh bị đánh bất ngờ trong đêm tối, chết rất nhiều, tan vỡ bỏ chạy. Sầm Nghi Đống thấy không thể giữ được đồn bèn tự sát trên đài chỉ huy ở Loa Sơn (Khu vực phố chùa Bộc – Hà Nội hiện nay)
Theo đó, khi quân Thanh bị diệt đáng kể, Sầm Nghi Đống bỏ chạy lên cố thủ tại đài chỉ huy ở Loa Sơn. Đô đốc Long chia quân làm 2: một cánh đánh sang Nam Đồng để tiến vào Thăng Long, một ít quân tiếp tục vây hãm Loa Sơn. Sầm Nghi Đống không tự vẫn ngay mà cố thủ trên đài chờ cứu viện của Tôn Sĩ Nghị, nhưng tới ngày hôm sau không có quân cứu, Sầm mới tuyệt
Khu vực Khương Thượng và xung quanh, do xác quân Thanh chết quá nhiều, sau chất thành 12 gò cao, có đa mọc um tùm gọi là Gò Đống Đa. Trận diệt đồn Khương Thượng cũng còn gọi là trận Đống Đa.
Cứ mỗi độ Xuân về, nhân dân ta lại tràn ngập niềm vui và sức sống mạnh liệt, tưởng nhớ đến những mùa Xuân chiến thắng rực rỡ trong lịch sử.
Một trong những Xuân đã khắc ghi trên trang sử Việt vẻ vang để có mùa Xuân bất diệt ngày nay, chắc không ai quên mùa Xuân năm Kỷ Dậu (1789); Đại quân Tây Sơn do người anh hùng áo vải chỉ huy đã đánh tan 29 vạn quân Thanh xâm lược, giải phóng Thăng Long - Đông Đô khỏi ách đô hộ của quân xâm lược nhà Thanh. Chính đại thắng oanh liệt đó đã nói lên chiến công hiển hách của phong trào Tây Sơn và thiên tài quân sự của người anh hùng áo vải - Quang Trung.
Cuối tháng 10 năm Mẫu Tuất (1788); từ thành Quy Nhơn, nhận được tin cấp báo của Đô đốc Tuyết:“quân Thanh được sự cầu viện của Lê Chiêu Thống, với chiêu bài sang nướcNamđể phò Lê, diệt Tây Sơn”.Nguyễn Huệ đã làm lễ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung, rồi truyền lệnh tiến quân ra Bắc.
Đến Nghệ An, Quang Trung cho dừng chân tuyển thêm quân lính và tổ chức duộc duyệt binh tại Vĩnh Doanh (tức thành phố Vinh Nghệ An ) đến Thanh Hóa Quang Trung được nhân dân khắp vùng tổ chức mang lương thực, thực phâm đến úy lão quân sĩ. Tại đây Quang Trung tiếp tục tuyển thêm quân, hàng vạn người già trẻ trai gái nô nức tham gia. Theo sử liệu thì số quân mà Quang Trung đã tuyển chọn ở cả hai tỉnh Nghệ An và Thanh Hóa lên đến 5 vạn quân, điều đó nói lên cuộc khởi nghĩa Tây Sơn đã được đông đảo nhân dân khắp nơi ủng hộ.
Trong 41 ngày dừng chân tập kết ở TamĐiệp (Bỉm Sơn) và Biện Sơn (Nghi Sơn) của vùng đấtchiến lược Thanh Hóa; Quang Trung - Nguyễn Huệ đã chỉ huy gấp rút huấn luyện quân sĩ, tích thảo lương thực,đồng thời cùng các tướng lĩnh tài ba thao lược như Ngô Thì Nhậm, Ngô Văn Sở, Ninh Tốn, Đô đốc Long, Đô đốc Tuyết …họp bàn và quyết định phương lược tiến đánh Thăng Long - Đông Đô.
Mờ sáng ngày 30 tháng Chạp năm Mậu Thân , Từ Tam Điệp Đại quân Tây Sơn chia làm 5 đạo quân thần tốc tiến công. Quân chủ lực củaTây Sơn do Quang Trung đích thân chỉ huy đã tập trung binh lực tiến đánh đồn Ngọc Hồi; đây là vị trí quan trọng của quân Thanh ở phía Nam Thang Long.
Mở đầu trận đánh là hơn 100 voi chiến của quân Tây Sơn đã xông vào đồn giặc, làm cho quân Thanh hoang mang tán loạn.
Đến trưa cùng ngày thì cứ điểm phòng ngự kiên cố này hoàn toàn thất thủ, tan vỡ, Số tàn quân sống sót chạy về đến Đầm Mực làng Quỳnh Đô (nay thuộc Thanh Trì Hà Nội) lại bị phục binh của Quân Tây Sơn chặn đánh tiêu diệt và bắt sống hết, khi Quang Trung và mũi chủ công đại phá đồn Ngọc Hồi thì cánh quân của đô đốc Long chỉ huy đánh mạnh vào đồn Khương Thượng (Đống Đa, Hà Nội ).
Tin bại trận khủng khiếp từ Ngọc Hồi, Khương Thượng liên tiếp báo về khiến cho tổng chỉ huy Tôn Sĩ Nghị bàng hoàng khiếp sợ.
Trưa ngày mồng 5 Tết Kỷ Dậu (1789), Đô đốc Long và Quang Trung Nguyễn Huệ trong bộ chiến bào sạm đen khói súng dẫn đầu đoàn quân chiến thắng tiến vào thành Thăng Long giữa tiếng reo hò hân hoan của binh lính và dân chúng kinh thành.
Như vậy chỉ trong 5 ngày (từ 30 tháng Chạp năm Mậu Tuất 1788 đến ngày 5 tháng Giêng năm Kỷ Dậu ), cả 5 đạo quân tây Sơn dưới sự chỉ huy tài ba của vua Quan Trung đã tiêu diệt và quét sạch 29 vạn quân Thanh xâm lược. Đất nước đã hoàn toàn giải phóng.
Với chiến thăng mùa Xuân năm Kỷ Dậu (1789) đã khắc ghi và tô đậm thêm trang sử oai hùng của dân tộc ta; đồng thời là một minh chứng hùng hồn:Khi đất nước bị xâm lược thì cả nước đồng lòng lên đường giết giặc với tất cả sức mạnh của tinh thần yêu nước
Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK