Trang chủ Ngữ văn Lớp 6 Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:...

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: “Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn c

Câu hỏi :

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: “Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi càng tôi trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.” Câu hỏi - Tìm các câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh ? Hãy cho biết phép tu từ so sánh đó thuộc kiểu so sánh nào ? - Tác dụng của phép tu từ so sánh được sử dụng trong đoạn trích trên ? - Thế nào là phép tu từ so sánh ? cấu tạo đầy đủ của phép so sánh gồm mấy phần ? đưa phép so sánh vừa tìm được ở trên vào mô hình cấu tạo ? - LÀM GIÚP MÌNH NHA.CẢM ƠN

Lời giải 1 :

Tìm các câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh ? Hãy cho biết phép tu từ so sánh đó thuộc kiểu so sánh nào ?

những câu có BPTT so sánh là:

" Những ngọn cỏ gẫy rạp , y như có nhát dao vừa lia qua"

"Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc"

Tác dụng của phép tu từ so sánh được sử dụng trong đoạn trích trên ?

 Tác dụng: LÀm cho câu sinh động, giúp người đọc dễ dàng hình dung được vẻ đẹp của Dế Mèn

Thế nào là phép tu từ so sánh ? cấu tạo đầy đủ của phép so sánh gồm mấy phần ? đưa phép so sánh vừa tìm được ở trên vào mô hình cấu tạo ?

So sánh là biện pháp tu từ sử dụng nhằm đối chiếu các sự vật, sự việc này với các sự vật, sự việc khác giống nhau trong một điểm nào đó với mục đích tăng gợi hình và gợi cảm khi diễn đạt.

Cấu tạo của một phép so sánh thông thường gồm có:

– Vế A (tên sự vật, con người được so sánh).

– vế B. (tên sự vật, con người được so sánh với vế A).

– Từ ngữ chỉ phương tiện so sánh.

– Từ so sánh.

(Phần mô hình bạn tự tham khảo nhé!)

$@$ $woory$

Thảo luận

-- Cảm ơn bạn nha bài mình đang cần

Lời giải 2 :

- Các câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh:

+ Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua.

+ Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.

- Thuộc kiểu so sánh ngang bằng.

- Tác dụng của phép so sánh:

+ Tác dụng: Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt và hình ảnh miêu tả trở nên cụ thể và sinh động hơn. Thể hiện được độ sắc bén của những chiếc vuốt, sự nhanh nhẹn của hai cái răng, qua đó thấy được ngoại hình của chàng Dế thanh niên mới lớn.

- So sánh là: đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

- Cấu tạo đầy đủ của phép so sánh gồm: 4 phần: Vế A (sự vật được so sánh), phương diện so sánh (P), từ so sánh (T), Vế B (sự vật dùng để so sánh)

- Những ngọn cỏ (Vế A) gẫy rạp (P), y như(T) có nhát dao vừa lia qua.(Vế B)

- Hai cái răng đen nhánh (Vế A) lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp (P) như (T) hai lưỡi liềm máy làm việc.(Vế B)

$@bangtann$

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK