ÔN TẬP VẬT LÝ 8 CUỐI KỲ II
Câu 1:
a) Định luật về công: Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi.
Ví dụ: Mỗi ròng rọc động cho ta lợi 2 lần về lực thì lại thiệt 2 lần về đường đi.
b) Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử.
Giữa các phân tử, nguyên tử luôn có khoảng cách.
+ Trong chất rắn: Các nguyên tử, phân tử xếp gần nhau.
+ Trong chất khí: Khoảng cách giữa các nguyên tử, phân tử rất lớn (so với trong chất rắn và chất lỏng).
c) Khi một vật có khả năng thực hiện công ta nói vật có cơ năng.
– Vật có khả năng thực hiện công càng lớn thì cơ năng của vật càng lớn. Cơ năng được tính bằng đơn vị Jun (J).
Câu 2:
- Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
- Ví dụ:
+ Thực hiện công: Cọ xát miếng đồng xuống mặt bàn
+ Truyền nhiệt: Hơ nóng miếng sắt trên ngọn lửa đèn cồn
Câu 3:
Khi có đám cháy lớn, không khí nóng sẽ bay lên không trung, lúc đó không khí lạnh sẽ tràn đến thay chỗ của chúng, không khí nóng lạnh cùng lưu động sẽ phát sinh ra gió. Lửa càng mạnh, gió càng to và ngược lại, gió càng to lửa càng mạnh
Câu 4 :
- Rót nước sôi vào cốc dày thì lớp thủy tinh bên trong nóng lên trước, nở ra và làm vỡ cốc. Nếu cốc mỏng thì cốc nóng lên đều và không bị vỡ.
=> Vì vậy, muốn cốc khỏi bị vỡ khi rót nước sôi vào thì người ta thường nhúng cốc thủy tinh vào nước ấm trước để cốc nóng đều và không bị vỡ
Câu 6 :
a) Q = m.c.t
Trong đó:
+ Q là nhiệt lượng mà vật thu vào hoặc toả ra. Có đơn vị là Jun (J).
+ m là khối lượng của vật, được đo bằng kg.
+ c là nhiệt dung riêng của chất, được đo bằng J/kg.K
+ t là độ thay đổi nhiệt độ hay nói khác là biến thiên nhiệt độ ( Độ C hoặc K )
b) Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử, nguyên tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và ngược lại.
c) Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ cao của vật so với mặt đất hoặc so với vị trí khác được chọn làm mốc để tính độ cao, gọi là thế năng hấp dẫn. Vật có khối lượng càng lớn và ở càng cao thì thế năng hấp dẫn của vật càng lớn.
- Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ biến dạng của vật gọi là thế năng đàn hồi.
d) + Nhiệt truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn.
+ Sự truyền nhiệt xảy ra cho đến khi nhiệt độ củ hai vật bằng nhau thì dừng lại.
+ Nhiệt lượng vật này tỏa ra bằng nhiệt lượng vật kia thu vào.
Câu 7 :
- Bức xạ nhiệt là bức xạ điện từ được tạo ra bởi chuyển động nhiệt của các hạt điện tích trong vật chất. Tất cả các vật chất với nhiệt độ lớn hơn độ không tuyệt đối đều phát ra bức xạ nhiệt.
- Các vật nhẵn, sáng màu phản xạ nhiệt tốt, các vật gồ ghề, sẫm màu thì hấp thu nhiệt tốt. Giải chi tiết: Các vật nhẵn, sáng màu phản xạ nhiệt tốt, các vật gồ ghề, sẫm màu thì hấp thu nhiệt tốt.
- Vì các vật có màu sáng ít hấp thụ các tia nhiệt hơn nên mặc áo trắng vào mùa hè sẽ giảm khả năng hấp thụ các tia nhiệt làm cho ta có cảm giác mát hơn. Còn các vật có màu càng sẫm thì hấp thụ tia nhiệt càng nhiều.
Câu 8 :
- Mùa đông mặc nhiều áo mỏng ấm hơn mặc một áo dày là vì mặc cùng lúc nhiều áo mỏng sẽ tạo ra được các lớp không khí ở giữa các lớp áo, các lớp không khí này dẫn nhiệt kém nên có thể giữ ấm cho cơ thể tốt hơn.
------------Trưa an lành và thi tốt nhé!---------
P/S: Câu 5 & câu 9 tuôi hong biết;-;
Vật lý học (tiếng Anh:physics, từ tiếng Hi Lạp cổ: φύσις có nghĩa là kiến thức về tự nhiên) là một môn khoa học tự nhiên tập trung vào sự nghiên cứu vật chất và chuyển động của nó trong không gian và thời gian, cùng với những khái niệm liên quan như năng lượng và lực.Vật lí học là một trong những bộ môn khoa học lâu đời nhất, với mục đích tìm hiểu sự vận động của vũ trụ.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK