Trang chủ Toán Học Lớp 6 1. Viết tập hợp Z các số nguyên : Z...

1. Viết tập hợp Z các số nguyên : Z = {.......} 2. a) Viết số đối của số nguyên a. b) Số đối của số nguyên a có thể là số nguyên dương? Số nguyên âm? số 0?

Câu hỏi :

1. Viết tập hợp Z các số nguyên : Z = {.......} 2. a) Viết số đối của số nguyên a. b) Số đối của số nguyên a có thể là số nguyên dương? Số nguyên âm? số 0? c) Số nguyên nào bằng số đối của nó? 3. a) Giá trị tuyệt đối của một số nguyên a là gì? b) Giá trị tuyệt đối của một số nguyên a có thể là số nguyên dương? Số nguyên âm? Số 0? 4. Phát biểu các quy tắc cộng, trừ, nhân hai số nguyên. 5. Viết dưới dạng công thức các tính chất của phép cộng, phép nhân các số nguyên.

Lời giải 1 :

Đáp án:

 

Giải thích các bước giải:

1 : Z = {……-3; -2; -1;0;1;2;3;……}

2 : 

a) Số đối của số nguyên a là : - a

b) - Số đối của số nguyên a có thể là số nguyên dương nếu a là số nguyên âm

Ví dụ : số đối của – 3 là 3 và 3 là một số nguyên dương

- Số đối của số nguyên a có thể là số nguyên âm nếu a là số nguyên dương

c) Số nguyên 0 bằng số đối của nó

3 :

a) Khoảng cách từ điểm a đến điểm 0 trên trục số là giá trị tuyệt đối của số nguyên a

b) Giá trị tuyệt đối của một số nguyên a là số nguyên dương, không thể là số nguyên âm

Giá trị tuyệt đối của số nguyên 0 là 0

4 :

Quy tắc cộng hai số nguyên

- Muốn cộng hai số nguyên âm, ta cộng hai giá trị tuyệt đối của chúng rồi đặt dấu - trước kết quả.

- Quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu:

Hai số nguyên đối nhau có tổng bằng 0

Muốn cộng hai số nguyên khác dấu không đối nhau, ta tìm hiệu hai giá trị tuyệt đối của chúng (số lớn trừ số nhỏ) rồi đặt trước kết quả tìm được dấu của số có giá trị tuyệt đối lớn hơn.

Quy tắc trừ hai số nguyên

- Muốn trừ số nguyên a cho số nguyên b, ta cộng a với số đối của b.

Quy tắc nhân hai số nguyên

- Quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu:

Muốn nhân hai số nguyên khác dấu, ta nhân hai giá trị tuyệt đối của chúng rồi đặt dấu – trước kết quả nhận được.

- Quy tắc nhân hai số nguyên âm:

Muốn nhân hai số nguyên âm, ta nhân hai giả trị tuyệt đối của chúng

5 : 

- Tính chất của phép cộng:

a) Tính chất giao hoán: a + b = b + a

b) Tính chất kết hợp: (a + b) + c = a + (b + c)

c) Cộng với số 0: a + 0 = 0 + a = a

d) Cộng với số đối: a + (-a) = 0

- Tính chất của phép nhân:

a) Tính chất giao hoán: a.b = b.a

b) Tính chất kết hợp: (a.b).c = a.(b.c)

c) Nhân với số 1:a.1 = 1.a = a

d) Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng:

a. (b+c) = ab + ac

Thảo luận

-- Xin hay nhất ạ . đây là câu trả lời của 5 câu hỏi ạ

Lời giải 2 :

Đáp án:

 

Giải thích các bước giải:

 1.

Z={..;-3;-2;-1;0;1;2;3;...}

2.

a, số đối của a là -a

b,Số đối của số nguyên a có thể là số nguyên dương hoặc 0

c,số đó là 0

3.

a,Gía trị tuyệt đối là khoảng cách từ số đó đến trục số 0

b, Giống phần b câu 2

4.

SGK trang 74,75,81,88,90 kẻ khung

5.

+,Giao hoán : a+b = b+a

+,Kết hợp:(a+b)+c=a+(b+c)

+Phân phối:a+(b+c)=a.b+a.c

+ Cộng với 0:a+0=0+a

Bạn có biết?

Toán học là môn khoa học nghiên cứu về các số, cấu trúc, không gian và các phép biến đổi. Nói một cách khác, người ta cho rằng đó là môn học về "hình và số". Theo quan điểm chính thống neonics, nó là môn học nghiên cứu về các cấu trúc trừu tượng định nghĩa từ các tiên đề, bằng cách sử dụng luận lý học (lôgic) và ký hiệu toán học. Các quan điểm khác của nó được miêu tả trong triết học toán. Do khả năng ứng dụng rộng rãi trong nhiều khoa học, toán học được mệnh danh là "ngôn ngữ của vũ trụ".

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK