Trang chủ Ngữ văn Lớp 8 Ta nghe hè dậy bên lòng Mà chân muốn đạp...

Ta nghe hè dậy bên lòng Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi! Ngột làm sao, chết uất thôi Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!

Câu hỏi :

Ta nghe hè dậy bên lòng Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi! Ngột làm sao, chết uất thôi Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu! Câu 2: Nhận xét về nhịp thơ và giọng điệu thơ trong khổ thơ này? Câu 3: Chỉ ra ít nhất một câu cảm thán có trong đoạn thơ trên? Nêu rõ lí do em chọn câu đó? Câu 4: Tìm các từ ngữ, biện phápnghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ và nêu tác dụng? Câu 5: Mở đầu và kết thúc bài thơ đều có âm thành tiếng chim tu hú em hãy chỉ ra điểm giống và khác nhau của tiếng chim tu hú

Lời giải 1 :

Câu `2:`

- Nhịp thơ 6/2, 3/3, nhịp nhàng, giọng điệu thơ linh hoạt, dồi dào, tràn đầy cảm xúc...

Câu `3:`

- " Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi ! "

- Lí do chọn: Câu thơ đã tập trung thể hiện cảm xúc dồn lén, bực tức trong cảnh ngục tù đầy ngột ngạt, uất ức và khát vọng được tự do, trở về với cuộc sống bình thường.

Câu `4:`

- Biện pháp tu từ: Nhân hoá " dậy, đạp "

- Tác dụng:

+ Nhân hoá làm cho câu thơ thêm sinh động, tăng sức gợi hình, gợi cảm,...

+ Nhân hoá nhấn mạnh những hành động bực tức, uất ức của tác giả đến muốn " chết " trong cảnh ngục tù đầy ngột ngạt. Qua đó cho ta thấy được sự khát khao tự do cháy bỏng trong người tù mang tâm tư của người chiến sĩ cách mạng.

Câu `5:`

- Giống nhau: Đều là tiếng kêu, tiếng gọi tự do, hoà bình của loài chim tu hú trong tiết trời mùa hè, cảm nhận tinh tế, liên tưởng độc đáo của người tù cách mạng trẻ tuổi.

- Khác nhau: 

+ " Tiếng chim tu hú " đầu bài là tiếng chim gợi ra khung cảnh thiên nhiên đầy rộng lớn, đầy màu sắc và sức sống mãnh liệt của mùa hè.

+ " Tiếng chim tu hú " cuối bài tượng trưng cho tiếng nói đầy sự uất ức, đang sôi sùng sục trong lòng tác giả, mong ước duy nhất đó là thoát được cảnh ngục tù đầy đoạ, ngột ngạt trở về với tự do, về với kháng chiến.

#Chúc bạn học tốt !

Thảo luận

Lời giải 2 :

Câu 2: 

- Nhịp thơ nhịp nhàng, giọng điệu thơ linh hoạt tràn đầy cảm xúc mang tính uất hận bên trong lòng của tác giả

Câu 3:

- câu cảm thán: " Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi ! "

- Lí do chọn:

+ Nội dung: Câu thơ đã thể hiện cảm xúc uất ức của thi nhân

+ Hình thức: có dấu chấm than

Câu4: 

- Biện pháp tu từ: Hè dạy

-> Tác dụng: làm cho câu thơ thêm sinh động, hấp dẫn

- Nghệ thuật miêu tả và trí tưởng tượng của nhà thơ. Dù ở trong tù nhưng vẫn cảm nhận được tiếng tu hú, từ tiếng tu hú đó mà gợi vào bản thân

Câu5:

Giống nhau : Tiếng chim tu hú ở cả hai câu đều là tiếng gọi tha thiết của tự do. 
Khác nhau : 
+ Tiếng tu hú ( câu đầu ) gợi ra cảnh mùa hè tươi vui trong tâm trạng háo hức, bồn chồn của tác giả.
+ Tiếng tu hú ( câu cuối ) như thúc giục cuộc sống tự do làm cho tác giả vô cùng đau khổ, bực bội, tức tối.

-> Dù tiếng chim tu hú được đặt ở hai phần khác nhau nhưng nó đã bộc lộ được khao khát tự do mãnh liệt trong lòng người chiến sĩ cách mạng.

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK