Trang chủ KHTN Lớp 6 Môn Sinh: 1. Nêu được các đặc điểm của nấm....

Môn Sinh: 1. Nêu được các đặc điểm của nấm. Lấy 1 số ví dụ về mỗi loại nấm. 2. Phân biệt được nấm ăn và nấm độc 3. Đề xuất được 1 số biện pháp phòng bệnh do

Câu hỏi :

Môn Sinh: 1. Nêu được các đặc điểm của nấm. Lấy 1 số ví dụ về mỗi loại nấm. 2. Phân biệt được nấm ăn và nấm độc 3. Đề xuất được 1 số biện pháp phòng bệnh do nấm gây ra 4. Hiện nay, để phục vụ nhu cầu của con người, nắm được trông rất nhiều. Theo em, đề nấm có thể phát triển tốt cần đảm bảo những điều kiện gì? 5. Trong kỹ thuật trồng nấm, người ta thường xuyên tưới nước sạch cho nấm. Em hãy giải thích vì sao cần tưới nước cho nấm Nếu lượng nước tưới không đủ hoặc nước tưới kém vệ sinh thì điều gì sẽ xảy ra? 6. Nêu đặc điểm của thực vật và đặc điểm của từng ngành thực vật. 7.Phân biệt được thực vật có mạch và không có mạch 8 Phân biệt được hạt trần và hạt kín 9. Lấy ví dụ về các đại diện của các ngành thực vật ngành rêu, ngành dương xỉ, ngành hạt trần, ngành hạt kín) 10. Nêu vai trò của thực vật đối tự nhiên và đời sống động vật và con người. Nếu các biện pháp bảo vệ đa dạng thực vật Câu 11: Nêu đặc điểm nhận biết của từng ngành, từng lớp và kể tên 5 đại diện của từng ngành, từng lớp động vật đó. Câu 12: Phân biệt được động vật ko xương sống và động vật có xương sống. Câu 13: Đề xuất các biện pháp bảo vệ các loài động vật Câu 14: Nêu những lợi ích và tác hại của động vật? Câu 14: Giải thích được 1 số hiện tượng liên quan đến các bệnh do giun sán kí sinh ở người. Câu 15: Đa dạng sinh học đem lại những lợi ích gì?

Lời giải 1 :

1. Nêu được các đặc điểm của nấm. Lấy 1 số ví dụ về mỗi loại nấm?

- Đặc điểm nhận biết: nấm thường nhỏ, thân mềm, thường có mũ hình chóp hoặc tủa dài.

VD: Nấm túi: thể quả có dạng túi.

+ Nấm đảm: thể quả có dạng hình mũ.

+ Nấm tiếp hợp: sợi nấm phân nhánh, màu nâu, xám, trắng,…

+ Nấm đơn bào: Nấm men.

+ Nấm đa bào có các sợi nấm phân nhánh tạo ra hình dạng của nấm. Một số nấm có cơ quan sinh sản là thể quả (mũ nấm).

2. Phân biệt được nấm ăn và nấm độc? 

- Nấm ăn: 

+  Thường không có màu sắc sặc sỡ (thường là màu trắng, màu nâu,…)

+ Thường không có bao gốc nấm và vòng cuống nấm.

+ Không có độc tố hoặc rất ít nhưng vô hại.

- Nấm độc:

+ Thường có có màu sắc sặc sỡ hơn.

+ Có bao gốc nấm và có thêm vòng cuống nấm bao quanh thân nấm ở dưới phiến mũ nấm rõ ràng.

+ Độc tố từ ít đến cao vô cùng, sẽ gây hại.

4. Hiện nay, để phục vụ nhu cầu của con người, nấm được trông rất nhiều. Theo em, đề nấm có thể phát triển tốt cần đảm bảo những điều kiện gì?

- Để đám bảo nấm phát triển tốt cần đảm bảo các yếu tố về nhiệt độ, độ ẩm phù hợp, cần chú ý vệ sinh nguồn nước tưới.

5. Trong kỹ thuật trồng nấm, người ta thường xuyên tưới nước sạch cho nấm. Em hãy giải thích vì sao cần tưới nước cho nấm Nếu lượng nước tưới không đủ hoặc nước tưới kém vệ sinh thì điều gì sẽ xảy ra?

- Nấm cần có độ ẩm cao để phát triển tốt, càng ẩm nấm càng ra nhanh nên cần phải tưới nước cho nấm.

6. Nêu đặc điểm của thực vật và đặc điểm của từng ngành thực vật?

Các ngành thực vật đã học là : 

- Tảo : là những sinh vật mà cơ thể gồm 1 hoặc nhiều tế bào, cấu tạo rất đơn giản, có màu khác nhau và luôn luôn có chất diệp lục. Hầu hết tảo sống ở nước. 

- Rêu : là những thực vật đã có thân, lá, nhưng cấu tạo rất đơn giản : thân không phân nhánh, chưa có mạch dẫn và chưa có rễ chính thức, chưa có hoa. Rêu sinh sản bằng bào tử. 

- Quyết (Dương xỉ) : là những thực vật đã có thân, rễ, lá thật và có mạch dẫn. Chúng sinh sản bằng bào tử. Bào tử mọc thành nguyên tản và cây con mọc ra từ nguyên tản sau quả trình thụ tinh. 

- Hạt trần : là ngành thực vật đã có cấu tạo phức tạp : thân gỗ, có mạch dẫn. Chúng sinh sản bằng hạt nằm lộ trên các là noãn hở (vì thế có tên là Hạt trần). Chúng chưa có hoa và quả. 

- Hạt kín : là ngành thực vật có hoa. Cơ quan sinh dưỡng phát triển đa dạng (rễ cọc, rễ chùm, thân gỗ, thân cỏ, lá đơn, lá kép,...), trong thân có mạch dẫn hoàn thiện. Có hoa, quả. Hạt nằm trong quả (trước là noãn nằm trong bầu). Hoa và quả có nhiều dạng khác nhau. 

7.Phân biệt được thực vật có mạch và không có mạch?

- Thực vật có mạch có hệ thống rễ thích hợp, hỗ trợ cây neo đất và lấy chất dinh dưỡng từ cây, trong khi đó ở thực vật không có mạch thay vì rễ, chúng có rhizoids (lông nhỏ để hỗ trợ cây vững chắc).

8 Phân biệt được hạt trần và hạt kín? 

- Hạt trần:

+ Rễ, thân, lá thật.

+ Có mạch dẫn.

+ Chưa có hoa, quả. Cơ quan sinh sản là nón.

+ Hạt nằm trên lá noãn hở.

- Hạt kín: 

+ Rễ thân, lá thật; rất đa dạng.

+ Có mạch dẫn hoàn thiện.

+ Có hoa . Cơ quan sinh sản là hoa quả.

+ Hạt nằm trong quả.

Trong đó điểm nào là quan trọng nhất là: ở hạt kín hạt nằm trong quả vì khi đó hạt được bảo vệ rất tốt, đảm bảo cho việc duy trì loài.

9. Lấy ví dụ về các đại diện của các ngành thực vật ngành rêu, ngành dương xỉ, ngành hạt trần, ngành hạt kín)

+ Ngành tảo: Tảo xoắn

+ Ngành rêu: Rêu

+ Ngành dương xỉ: Dương xỉ, quyết

+ Ngành hạt trần: Thông

+ Ngành hạt kín: Cây xoài, mít

10. Nêu vai trò của thực vật đối tự nhiên và đời sống động vật và con người. Nếu các biện pháp bảo vệ đa dạng thực vật? (Khonggg biết )

Câu 11: Nêu đặc điểm nhận biết của từng ngành, từng lớp và kể tên 5 đại diện của từng ngành, từng lớp động vật đó. (Khonggg biết x2)

Câu 12: Phân biệt được động vật ko xương sống và động vật có xương sống.

Động vật có xương sống bao gồm cá, động vật lưỡng cư, bò sát, chim và động vật có vú. 

Động vật không xương sống bao gồm bọt biển, sứa, giun, động vật thân mềm, động vật chân đốt và sao biển. 

=> Động vật có xương sống có tổ chức cao hơn trong cấu trúc cơ thể của chúng khi so sánh với động vật không xương sống

Câu 13: Đề xuất các biện pháp bảo vệ các loài động vật? 

- Điều tra và xử lí các đối tượng buôn bán trái phép

- Xây dựng vườn quốc gia, khu bảo tồn

- Bảo vệ và phát triển 

- Tổ chức nuôi dưỡng

- Không săn bắt

- Tuyên truyền bảo vệ

- Tạo môi trường sống

- Không nhốt động vật trái pháp luật

-Cấm buôn bán trái phép động vật hoang dã 

Câu 14: Nêu những lợi ích và tác hại của động vật?

Lợi ích:

- Đối với tự nhiên:

+ Góp phần làm đa dạng hệ sinh thái.

+ Nhiều loại làm đất tơi xốp, cải tạo môi trường.

+ Vỏ của các động vật nhỏ góp phần hình thành lớp vỏ bọc đại dương.

- Đối với con người:

+ Cung cấp thực phẩm.

+ Cung cấp sản phẩm công nghiệp.

+ Tiêu diệt động vật có hại.

+ Cung cấp sức kéo.

+ Cung cấp dược liệu.

+ ....

Tác hại:

- Đối với môi trường:

+ Một số loại hoang dã khi chết sẽ gây thôi, ô nhiễm môi trường.

+ Một số động vật biển lớn tiến đến thuyền chở dầu làm đổ dầu, gây ô nhiễm nước.

- Đối với con người:

+ Một số loài ăn thịt động vật nuôi của con người.

+ Có loại ăn thịt cả con người.

+ Một số loại lây bệnh truyền nhiễm như cúm,...

+ ......

Câu 14: Giải thích được 1 số hiện tượng liên quan đến các bệnh do giun sán kí sinh ở người? (Khonggg biết x3)

Câu 15: Đa dạng sinh học đem lại những lợi ích gì?

Lợi ích của đa dạng sinh học:

+ Cung cấp thực phẩm: nguồn dinh dưỡng chủ yếu của con người.

+ Dược phẩm: Một số bộ phận của động vật làm thuốc có giá trị: xương, mật…

+ Trong nông nghiệp: cung cấp phân bón, sức kéo.

+ Các giá trị khác: làm cảnh, đồ mĩ nghệ, làm giống.

+ Giá trị xuất khẩu mang lại lợi nhuận cao, và tăng uy tín trên thị trường thế giới 

Chúc bạn ngủ ngon và học tốt nhé!

Thảo luận

-- thanks bạn nhiều
-- okkk

Lời giải 2 :

1. Đặc điểm nhận biết: nấm thường nhỏ, thân mềm, thường có mũ hình chóp hoặc tủa dài.
VD: nấm hương, nấm đùi gà, nấm rơm,....
2.-
Tránh xa những loại nấm có màu sắc sặc sỡ, có chấm trên mũ hoặc trên thân. Những loại nấm này là nấm độc và thường ngụy trang cho vẻ bề ngoài của mình trở nên bắt mắt để thu hút con mồi, nhưng thật ra chúng rất nguy hiểm, quả thực là cái gì càng đẹp thì càng độc. 
-Nấm độc còn có hình dạng vảy trên mũ, hay theo một số cách gọi là nấm độc tán trắng hình trứng. Vừa trông giống như mảng hoặc vẩy màu sáng hoặc tối trên mũ, có thể như các vết đốm.

3. Ngứa là dấu hiệu đầu tiên làm cho bệnh nhân rất khó chịu, gãi làm lây lan mầm bệnh, đồng thời làm nhiễm trùng da gây mưng mủ, lở loét… Vì vậy, người ta thấy hậu quả của bệnh nấm da là ngứa và gãi làm nhiễm trùng da, viêm da, chàm hóa gây phiền toái cho bệnh nhân và gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Bạn có biết?

Học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều đó sẽ khiến cho bộ não của bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất.

Nguồn : timviec365.vn

Tâm sự 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK