Câu 1:
Đoạn văn trên trích trong văn bản "Ông đồ". Tác giả là Vũ Đình Liên. Ngoài "Ông đồ", bài thơ "Nhớ rừng" của Thế Lữ cũng cùng thuộc phong trào Thơ Mới trong chương trình ngữ văn 8 học kì 2.
Câu 2:
Câu thơ cuối của đoạn thơ thuộc kiểu câu nghi vấn. Mục đích của câu là bày tỏ nỗi niềm thương tiếc, xót xa với những con người thời xưa, họ có thể trở thành "cái di tích tiều tụy đáng thương của một thời tàn" giống như hình ảnh của ông đồ già vậy.
Câu 3:
Qua đoạn thơ, tác giả muốn bày tỏ niềm thương cảm chân thành với ông đồ cùng những người "xưa cũ" và sự nuối tiếc đối với một nếp sống văn hóa của dân tộc. Đồng thời, tác giả còn muốn gửi gắm một điều rằng thiên nhiên thì vẫn tồn tại đẹp đẽ và bất biến còn con người thì không thể. Như ông đồ trong bài thơ trên, mùa xuân hoa đào nở, ông đồ vẽ câu đối đỏ được mọi người khen ngợi, quý trọng, nhưng khi chữ hán bị thay bằng chữ nôm, mọi người lại không để ý đến ông đồ già nữa. Mùa xuân hoa đào lại nở, không còn được thấy ông đồ xưa. Mưa vẫn cứ bay, lá vẫn cứ rụng, người người vần qua lại đông vui tấp nập, chỉ có ông đồ già bị chìm vào sự quên lãng.
Câu 4:
- Giá trị nội dung:
+Tình cảnh đáng thương của ông đồ
+Niềm thương cảm chân thành của nhà thơ
- Giá trị nghệ thuật:
+Thơ ngũ ngôn gồm nhiều khổ, mỗi khổ 4 câu, phù hợp với việc diễn tả tâm tình sâu lắng
+Kết cấu giản dị, chặt chẽ
+Ngôn ngữ trong sáng, bình dị, hàm súc, dư ba
Câu 5:
Ngày nay, khi giới trẻ được làm quen và tiếp cận với những nền văn minh mới hiện đại và tiên tiến hơn thì vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trở nên cần thiết và cấp bách hơn bất cứ khi nào hết. Xã hội hiện nay đang phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, con người hòa nhập. Nhiều bản sắc bị mai một, giới trẻ ngày càng ít quan tâm, tìm hiểu về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Thay vào đó, giới trẻ có xu hướng theo đuổi những và ưa chuộng những văn hóa của các nước khác. Hậu quả của việc chạy theo những nền văn hóa khác nhau là những giá trị truyền thống tốt đẹp ngày càng bị mai một dần đi, nhiều bản sắc đã và đang dần mất đi. Nhiều đứa trẻ hiện nay không hiểu nền văn hóa truyền thống của đất nước mình bằng sự tân tiến của thế giới. Những điều này sớm muộn gì cũng khiến cho con người đánh mất đi giá trị cốt lõi của đất nước mình. Để khắc phục tình trạng trên, trước hết mỗi cá nhân đặc biệt là học sinh chúng ta phải tìm hiểu những bản sắc văn hóa vốn có của dân tộc, giữ gìn và phát huy những giá trị đó với bạn bè năm châu. Bên cạnh đó, nhà trường cần tổ chức nhiều hơn những hoạt động để tuyên truyền, mang đến cho học sinh nguồn tri thức về bản sắc văn hóa dân tộc. Học sinh cần phải đặt trách nhiệm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc lên hàng đầu và tích cực trau dồi hiểu biết của mình về những giá trị văn hóa tốt đẹp của nước nhà. Mỗi con người một hành động nhỏ sẽ đem lại những giá trị to lớn cho đất nước. Chính vì thế chúng ta cần có ý thức đúng đắn và bắt tay vào hành động để giữ gìn những truyền thống văn hóa đẹp đẽ của đất nước Việt Nam này khiến đất nước ta ngày càng tươi đẹp hơn.
~CHÚC BẠN HỌC TỐT~<!
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK