Câu 1:
"Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
“Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”.
Câu 2:
- ND chính: Những ký ức, kỉ niệm của con hổ khi nhớ về cảnh núi non hùng vĩ khi nó còn là vị chúa tể sơn lâm, tự do ( cảnh núi rừng hoang sơ, thiêng liêng, rậm rạp; cảnh con hổ tự do, uy nghi, mạnh mẽ,...).
Câu 3:
- Câu được dùng nhiều trong khổ thơ trên: câu hỏi tu từ.
- Dùng gián tiếp ( không dùng để hỏi mà bộc lộ cảm xúc).
`=>` Giá trị nghệ thuật : Câu hỏi tu từ trong khổ thơ trên đã làm tăng sức biểu cảm trong khổ thơ. Không chỉ thế nó còn khắc họa rõ sự nuối tiếc, buồn bã, tâm trạng luyến tiếc của con hổ khi nhớ lại thời kỳ vàng son của mình.
Câu 4:
- "Than ôi!" `->` Câu cảm thán.
- "Thời oanh liệt nay còn đâu?” `->` câu nghi vấn.
Câu 5:
Trong khổ thơ trên tác giả đã tập trung khắc họa rõ nét cảnh núi rừng hùng vĩ, thời kì vàng son của vị chúa tể sơn lâm. Đặc biệt ở khổ thơ này Thế Lữ đã làm sắc nét lên một bức tranh "tứ bình" vô cùng đẹp của núi rừng. Đó là những đêm trăng sáng, là những ngày mưa mà vị chúa tể ngắm giang sơn, là những buổi bình minh chim hót và những buổi hoàng hôn rực rỡ loang cả một bàu trời màu đỏ. Thật là đẹp đúng không? Tất cả tạo nên một bức tranh thiên nhiên cảnh núi rừng thật hùng vĩ, hoang sơ, thiêng liêng, kì vi và vô cùng rậm rạp, uy nghi. Và ta cũng không thể không nói đến hình ảnh vị chúa tể. Hình ảnh đó đã toát lên vẻ uy nghi, hùng mạnh của một vị chúa tể luôn luôn hướng mình về giang sơn và thầm lặng ngắm nhìn.
Câu 1 :
Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn,
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng.
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?
Câu 2:
ND: Giấc mơ huy hoàng của con hổ đã thoáng vụt qua trong nỗi nhớ tiếc da diết, đau đáu khôn nguôi. Nó tha vãn trong bi kịch giằng xé, con hổ đành quay trở lại thực tại chán ngắt và tẻ nhạt trong trạng thái uể oải buồn bã.
Câu 4:
Kiểu câu cảm thán
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK