tìm hiểu chung:
*ngắm trăng
a. Tác giả: Hồ Chí Minh (1890-1969).
b. Tác phẩm:
- Hoàn cảnh sáng tác: Bác Hồ viết tại nhà tù ở tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), từ tháng 8 - 1942 đến tháng 9 -1943.
- Xuất xứ: rút ra từ tập thơ “Nhật kí trong tù”.
- Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt.
- Bố cục: chia theo nội dung: 2 phần
+ 2 câu đầu: Hoàn cảnh ngắm trăng
+ 2 câu cuối: Cuộc ngắm trăng.
-phương thức biểu đạt: biểu cảm kết hợp tự sự, miêu tả
-so sánh giữa phiên âm và dịch thơ :
+ Ở câu thứ 2, bản dịch thơ không thật sát so với nguyên tác : nại nhược hà ? nghĩa là "biết làm thế nào ?", nghĩa của cả câu : "Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào ?". Cụm từ mang ý nghĩa tự vấn nại nhược hà ? cho thấy cái bối rối, xốn xang của nhân vật trữ tình, dịch cụm từ này là khó hững hờ thì tước đi mất của nguyên tác cái nét nghĩa tình tế ấy và dễ gây cho người đọc hiểu rằng nhân vật trữ tình có vẻ quá "tỉnh táo", thậm chí "hững hờ" trước cảnh đẹp.
+ Ở hai câu cuối, so bản dịch thơ với nguyên tác cũng có một số điểm đáng lưu ý:
. Trong nguyên tác, hai câu thơ này là một cặp đăng đối, đối trong từng câu và đối giữa 2 câu : chữ song (cửa sổ) ở giữa hai câu mang giá trị tạo hình cao ; chữ nhân ở đầu câu 3 đối với chữ nguyệt ở cuối câu 3, chữ nguyệt ở đầu câu 4 đối với chữ thi gia ở cuối câu 4 ; 2 chữ đầu và cuối 2 câu đối nhau (nhân / nguyệt, minh nguyệt / thi gia). Hai câu 3 - 4 trong bản dịch thơ không đảm bảo được thế đăng đốỉ này.
. Trong nguyên tác, ở câu thơ thứ 4 chỉ có 1 chữ khán nghĩa là ngắm, câu thơ dịch lại có 2 chữ nhòm, ngắm đã làm giảm đi tính hàm súc của câu thơ nguyên tác. Hơn nữa, chữ nhòm, theo cách hiểu thông thường, làm cho câu thơ giảm đi sự nhã nhặn.
*đi đường
a. Tác giả: Hồ Chí Minh (1890-1969).
b. Tác phẩm:
-hoàn cảnh sáng tác: Đi đường là bài thơ số 20 trong tập thơ Nhật kí trong tù của Bác, sáng tác nhằm ghi lại những lần Bác di chuyển giữa các nhà lao ở Quảng Tây
- Xuất xứ: rút ra từ tập thơ “Nhật kí trong tù”.
- Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
- Bố cục: 4 phần
- câu 1: khai (mở đầu, khai triển ý)
- câu 2: thừa (phát triển ý, nâng cao ý của câu khai)
- câu 3: chuyển (chuyển ý)
- câu 4: hợp (tổng hợp lại)
-phương thức biểu đạt: biểu cảm
-so sánh giữa phiên âm và dịch thơ :
+ Nguyên tác viết theo thể tứ tuyệt Đường luật nhưng dịch thơ theo thể lục bát → thể thơ lục bát mặc dù uyển chuyển, tự nhiên nhưng đã làm giảm đi chất thép cứng cỏi trong bài.
+ Điệp ngữ tẩu lộ - tẩu lộ, trùng san- trùng san- trùng san gợi ra sự điệp trùng, cái vất vả người tù phải đối mặt, bản dịch làm mất điệp ngữ ở câu mở đầu.
+Trùng san nghĩa là lớp núi trùng điệp nhưng bản dịch lại dịch là núi cao.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK