Trang chủ Sinh Học Lớp 8 cơ chế đề kháng ;cơ chế đông máu câu hỏi...

cơ chế đề kháng ;cơ chế đông máu câu hỏi 1576281 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

cơ chế đề kháng ;cơ chế đông máu

Lời giải 1 :

Cơ chế đông máu 

 Bình thường, máu lưu thông trong lòng mạch luôn ở trạng thái lỏng, khi tổ chức bị tổn thương, máu sẽ đông thành cục tại vết thương và làm ngừng chảy máu. Một số bệnh lý gây rối loạn quá trình đông máu, có thể hình thành các cục máu đông rải rác trong lòng mạch. Cơ chế đông máu - cầm máu và cân bằng đông máu - chống đông máu đảm bảo hai chức năng quan trọng là: sự lưu thông bình thường của dòng máu trong lòng mạch máu và cầm máu khi mạch máu bị tổn thương. Khi cơ chế này bị rối loạn vì một bệnh lý nào đó có thể gây nên tắc mạch hoặc chảy máu. Các công trình nghiên cứu về hiện tượng này trong nhiều thập kỷ qua cho thấy đông máu là một quá trình diễn ra hết sức phức tạp, bao gồm sự tham gia của cả các yếu tố vật lý (tính chất trơn láng chống bám dính của nội mạc lòng mạch, tổn thương thành mạch, tốc độ dòng máu, độ nhớt của máu...) và các protein huyết tương (các yếu tố đông máu, các yếu tố chống đông máu và làm tan cục máu đông, các enzym, vai trò của tiểu cầu...).

Cơ chế đề kháng

- Có 2 vị trí tác dụng chính: thành tế bào và tế bào chất của vi khuẩn.
-  Có 5 kiểu tác dụng:
+ Trên sự tổng hợp peptidoglycan của thành tế bào vi khuẩn
+ Biến đổi vách tế bào vi khuẩn
+ Trên sự tổng hợp protein của vi khuẩn
+ Trên sự tổng hợp các acid nucleic
+ Trên sự chuyển hóa trung gian.

 

 

Thảo luận

Lời giải 2 :

Đáp án:

*》Cơ chế đề kháng:

- Sự Thực bào: Bạch cầu hình thành chân giả bắt và nuốt vi khuẩn vào trong tế bào rồi tiêu hóa chúng

-  Sự bảo vệ của tế bào Limpho B: Tiết kháng thể gây kết dính kháng nguyên để vô hiệu hóa vi khuẩn

- Sự bảo vệ của tế bào Limpho T: Phá hủy tế bào đã bị nhiễm vi khuẩn bằng cách nhận diện và tiếp xúc với chúng, rồi tiết prôtêin đặc hiệu làm tan tế bào nhiễm.

*》Cơ chế đông máu:

+Khi bị thương máu chảy ra khỏi mạch khi đó tiểu cầu bị vỡ ra khi va chạm vào vết rách trên thành mạch máu để tạo thành nút tiểu cầu bịt tạm thời vết rách.

+ Giải phóng enzim để biến chất sinh tơ máu (trong huyết tương) thành tơ máu để tạo thành cục máu đông

`=>` Tơ máu kết mạng lưới ôm giữ các tế bào máu tạo thành khối máu đông bịt kín vết thương.

  Chúc bạn học tốt...

 

 

Bạn có biết?

Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK