Mấy ngày hôm nay, các tỉnh miền Trung nước ta đang phải gồng mình lên để chống chọi với bão lũ. Hầu như năm nào, khúc ruột yêu thương ấy cũng phải đối mặt với thiên tai, nhưng chưa có năm nào phải đau đớn, xót xa đến nhường này.
Qua những video, những hình ảnh trên các trang báo đài, thông tin, em cảm nhận được những khó khăn, sợ hãi mà người dân nơi đó phải gánh chịu. Khắp đất trời miền Trung là một màu âm u và xám xịt. Bầu trời đen xì, sà xuống thấp như một con quái vật khổng lồ. Phía dưới, là dòng nước đục ngầu, chảy xiết, nuốt chửng, cuốn phăng mọi thứ mà nó lướt qua. Mưa thì rơi liên tục, dày đặc, trắng xóa, khiến người ta chẳng nhìn thấy gì. Tiếng gió, tiếng sấm thì cứ rít gào từng đợt, khiến người ta lại càng thêm hoang mang, sợ hãi. Qua những tấm ảnh, em mường tượng ra, dưới biển nước kia, là những cánh đồng, con đường, ngôi nhà đã bị nhấn chìm trong dòng nước dữ. Xen lẫn trong tiếng mưa, tiếng gió là tiếng kêu cứu đến xé lòng của những người dân lương thiện. Trận lũ đã nhấn chìm ruộng vườn, nhà cửa, tài sản của họ. Và giờ đây, đang lăm le cướp đi cả tính mạng nữa. Những con người nhỏ bé, bất lực trước thiên nhiên đang điên cuồng giận dữ. Họ phải trèo lên mái nhà, ngọn cây, cố vươn mình lên, cướp lấy từng giây, từng hơi thở để dành lấy sự sống.
Và trong bức tranh tưởng như tăm tối và nghẹt thở đến cùng cực ấy, vẫn có những tia sáng, những cột sáng lớn chiếu rọi. Đó chính là ánh sáng của tình người được thắp lên từ những chiếc lá lành, từ hàng triệu người dân Việt Nam ở ngoài kia. Họ đã làm đúng như những gì ông cha ta dạy:
Lá lành đùm lá rách
Lá rách ít đùm lá rách nhiều.
Những người dân ở vùng lũ, nhưng ở vị trí cao và chắc chắn, đã cưu mang những người ở vùng ngập lụt đến sống và nghỉ ngơi trong nhà mình. Họ nhường cơm, sẻ áo cho nhau một cách tự nhiên và ấm áp dù trước đó có lúc chưa từng gặp gỡ hay quen biết nhau. Và ở ngoài kia, cả triệu triệu người dân Việt đang cùng nhau quyên góp đồ ăn, thức uống, áo quần, tiền của để ủng hộ miền Trung. Người có của góp của, người có sức góp sức. Tất cả đều vì miền Trung yêu dấu. Có người đầu bếp, nấu ăn liên tục cả ngày và đêm để góp những phần cơm ngon, ấm nóng cho người dân vùng ngập.Mọi người dân đều quyên góp tiền ủng hộ. Có người tài xế, chạy xe cả đêm để chuyển đồ đến nơi nhanh nhất. Có những người bán hàng gom góp hàng hóa, áo quần để vận chuyển theo xe. Tất cả, đều xuất phát từ tấm lòng thương người và chẳng đòi hỏi bất kì hồi đáp nào cả. Thật đáng quý xiết bao!
Thật đúng là gặp hoạn nạn thì mới biết lòng nhau. Trong những giờ phút miền Trung chìm trong đau khổ, mất mát, khó khăn, cả nước ta đã cùng chung tay lại, yêu thương và san sẻ cho nhau. Nhờ vậy, mà cuối cùng bình yên đã trở lại sau ngày giông bão. Sau cơn mưa trời lại tạnh. Sau đớn đau thì hạnh phúc sẽ trở về.
Từng ngày, từng ngày, đồng bào miền Trung đang phải gánh chịu hậu quả do bão lũ gây ra. Trận lũ năm hai nghìn là một trong những trận lũ có sức công phá mạnh mẽ nhất trong thập kỷ qua.
Bầu trời tối sầm, mưa không ngớt, xung quanh toàn một màn nước trắng xóa. Đó là cảnh tượng của những nơi trận lũ diễn ra.
Tất cả những gì ở nơi đây bao trùm một thứ gì đó đơn điệu mà ẩn chứa bao nguy hiểm cùng với màn trắng của nước là màu xanh của ngọn cây, những cây cổ thụ dám dương đầu với dòng nước lũ và những mái ngói nhấp nhô - nơi duy nhất để người dân bám trụ. Mọi người từ cụ già đến trẻ em đều sống trong tâm trạng lo lắng, hoang mang, lo sợ, làn da xám đi vì lạnh. Có những đứa trẻ mới sinh ra mới vài tháng, cơ thể như không còn chút sinh lực. Họ sống trong tình trạng thiếu thốn không điện, không thức ăn, nước uống. Nhiều thanh niên đi mò trong biển nước những cây lúa còn sót lại một cách vô vọng.
Chính phủ đã kêu gọi tinh thần "lá lành đùm lá rách". Đâu đây, những chiếc xuồng cứu trợ màu da cam tươi cười đến với nhân dân. Rồi cả những chiếc trực thăng cũng được huy động, dù chỉ là những gói mì nhỏ bé nhưng trong đó chan chứa tất cả tình cảm của nhân dân khắp mọi miền hướng vồ miền Trung thân yêu. Màu áo xanh của bộ đội, cùa thanh niên tình nguyên; màu áo vàng của các chiến sĩ công an ngày đêm gắn bó với bà con vùng lũ. Nhân dân lấy lại tinh thần và sức lực, dũng cảm vượt qua những tháng ngày gian khổ. Trên những mái nhà ẩm ướt, khói đã bốc lên và nhờ những gói mì và hạt gạo ít ỏi đó mà đôi môi con trẻ trở lại hồng hào. Những chiếc bè đỏ dập dềnh chờ đợi một điều kỳ diệu.
Trận lũ đã đi qua nhưng nó để lại bao cảnh thương tâm. Người nông dân "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời", không quản ngại "một nắng hai sương" giờ lại tay trắng. Nhà cửa, ruộng vườn, trâu bò đất trôi theo dòng nước lũ. Chỉ mới tháng trước ở đây còn là mội khu dân cư đông đúc mà bây giờ đã là bãi đất bằng. Không chỉ có thế, trận lũ còn cướp đi bao sinh mạng người vô tội. Bao gia đình lâm vào cảnh "tan đàn sẻ nghé": đứa trẻ mắt đỏ hoe gọi cha, người vợ mất chồng, người mẹ mất con. Tôi có thể nhìn rõ gương mặt bạo tàn và nụ cười nham hiểm của Thủy Tinh độc ác. Hắn cười trên nỗi đau khổ của người khác, tiếng cười nghe thật ghê rợn. Những hòm ủng hộ đồng bào lũ lụt ngày ngày vẫn được ăn no để làm vơi đi phần nào đau khổ của người dân nhưng có một điều chắc chắn rằng: nỗi khổ mất đi một người thân là không gì bù đắp được.
Cơn lũ dữ rồi cũng qua đi. Cuộc sống của người dân dần trở lại nhịp thường ngày nhưng nỗi lo âu, phấp phỏng thì vẫn còn đó. Còn tôi, tôi nghĩ rằng trí thông minh do tạo hóa ban cho con ngườị, vậy chúng là sẽ dùng nó để chế ngự thiên nhiên. Tuy nhiên, vẫn còn một câu hỏi mà tôi chưa trả lời được: "Đến khi nào nhân dân ta mới không phải chịu hậu quả của nước lũ, đến khi nào trận lũ như năm 2000 mới không tái diễn?".
* Chúc Bạn Học Tốt *
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK