Tem số 1: anh Kim Đồng
Anh hùng Kim Đồng (tên thật là Nông Văn Dền) sinh năm 1928, dân tộc Nùng, tại bản Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Khi hy sinh, Kim Đồng là đội trưởng Đội Nhi đồng Cứu quốc (Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh ngày nay).
Mẫu tem giới thiệu hình ảnh Kim Đồng, một tấm gương thiếu niên nhi đồng tiêu biểu, người đội viên thiếu niên nhỏ tuổi làm nhiệm vụ giao liên đưa đón cán bộ cách mạng, chuyển thư từ. Trong một lần đi liên lạc, phát hiện có địch, Kim Đồng đã đánh lạc hướng bọn địch để các bạn của mình đưa bộ đội về căn cứ được an toàn, bọn địch đã đuổi theo xả súng vào anh. Anh đã anh dũng hi sinh ngay bên bờ suối Lê Nin ngày 15/2/1943, khi mới 14 tuổi.
Tem số 2: chị Võ Thị Sáu
Chị Võ Thị Sáu, sinh năm 1933 trong một gia đình nghèo ở Đất Đỏ, cha làm nghề đánh xe ngựa, mẹ bán bì bún tại chợ Đất Đỏ; đầu năm 1946, thực dân Pháp trở lại chiếm các địa bàn tại Bà Rịa lần thứ hai, trong đó có Đất Đỏ. Chi Sáu lúc ấy cũng vừa tròn 11 tuổi, với bản chất thật thà, hiền lành và chất phát, yêu quê hương, đất nước, nên nhìn thấy những cảnh giết người, cướp của tàn bạo của bọn lính Pháp, trong lòng chị đã hình thành một ý chí căm thù mãnh liệt, sâu sắc bọn thực dân xâm lược.
Là người chiến sĩ kiên cường, dũng cảm, trung thành, chị Võ Thị Sáu vinh dự được Đảng ủy nhà tù Côn Đảo kết nạp vào Đảng Lao động Việt Nam và công nhận là đảng viên chính thức.
Chị Võ Thị Sáu hy sinh vào sáng ngày 23/01/1952. Khi giặc Pháp đưa chị ra xử bắn, với nét mặt ung dung, bước đi vững chắc, ngẩng cao đầu, cất lên bài hát Quốc tế ca, với tinh thần lạc quan cách mạng, chị đã thể hiện tinh thần bất khuất của người chiến sĩ cộng sản.
Tem số 3: anh Nguyễn Văn Trỗi
(hay còn gọi là Tư Trỗi). Là con thứ ba trong một gia đình nghèo tại làng Thanh Quýt, xã Điện Thắng, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Sau hiệp ước Geneve gia đình anh vào miền nam sinh sống. Lớn lên anh làm thợ điện tại nhà máy điện Chợ Quán và tham gia tổ chức Biệt động thành, đại đội quyết tử cánh Tây Nam Sài Gòn. Năm 1964 anh được huấn luyện cách đánh biệt động nội thành ở căn cứ Vườn Thơm, Đức Hòa (Long An).
1.Anh Kim Đồng :
+ Kim Đồng có tên thật là Nông Văn Dền, dân tộc Nùng, sinh năm 1929 tại thôn Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Mồ côi cha,mẹ từ thuở còn bé.Khi chưa đầy 10 tuổi Kim Đồng đã sớm được giác ngộ cách mạng, anh là người đội trưởng đầu tiên của đội, là một người luôn liên lạc dũng cảm, mưu trí, sáng tạo. Khi chuyển thư từ, công văn mật, anh đã nghĩ ra cách giấu vào cần câu và nhiều lần đã vượt qua được sự kiểm soát gắt gao của địch. Một lần đi công tác, phát hiện địch đang lùng sục, anh đã đánh lạc hướng địch, bảo vệ an toàn cho cán bộ đang họp, bọn địch phát hiện và bắn theo, Kim Đồng đã trúng đạn của chúng, anh hy sinh cả tính mạng của mình trên mảnh đất quê hương vào ngày 15/2/1943.
2.Chị Võ Thị Sáu:
+Chị Võ Thị Sáu là người anh hùng, có công với đất nước. Chị tên thật Nguyễn Thị Sáu sinh năm 1933 tại xã Phước Thọ, Huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa nay thuộc xã Phước Long Thọ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Chị tham gia hoạt động Cách mạng từ rất sớm,năm14 tuổi đã đi theo anh trai tham gia hoạt động cách mạng trốn lên ở trên chiến khu. Chị đã rất dũng cảm,sáng tạo và luôn luôn hoàn thành nhiệm vụ người chiến sĩ công an xung phong, tham gia nhiều trận chiến đấu để bảo vệ quê hương, trong đó nổi bật nhất là trận đánh diệt tên cai tổng nổi tiếng ác ôn ở Đất Đỏ vào năm 1949 và dùng lựu đạn phá cuộc mít tinh tuyên truyền do Pháp thực hiện tại huyện. Tháng 12 năm 1949, trong một chuyến công tác tại Đất Đỏ, chị bị quân Pháp bắt. ù. Trước tinh thần đấu tranh quyết liệt và không nao núng của chị Sáu cùng những đồng chí trong tù, dù không đủ bằng chứng, nhưng thực dân Pháp cùng bọn lính khác vẫn kết án tử hình và đày chị ra Côn Đảo.
3.Anh Nguyễn Văn Trỗi:
+
Anh Nguyễn Văn Trỗi sinh ngày 01 tháng 02 năm 1940, là con thứ 3 (gia đình còn gọi Anh là Tư Trỗi) sinh ra trong một gia đình nghèo nhưng giàu truyền thống cách mạng, thân phụ là ông Nguyễn Văn Hóa (tự Thoàn) từng tham gia cách mạng chống Pháp, anh ruột Nguyễn Văn Toàn cũng tham gia chống Mỹ hoạt động tại Điện Bàn. Quê nhà tại làng Thanh Quít xã Điện Thắng (nay là xã Điện Thắng Trung), Điện Bàn, Quảng Nam. Sau Hiệp định Genève, năm 1956 (16 tuổi) anh rời quê hương vào Sài Gòn sinh sống và làm nghề thợ điện ở nhà máy điện Chợ Quán. Anh tham gia tổ chức Biệt động thành, Đại đội quyết tử cánh Tây - Nam Sài Gòn. Năm 1964, anh tham gia tập huấn cách đánh biệt động nội thành ở căn cứ Rừng Thơm, Đức Hòa (Long An). Ngày 02 tháng 5 năm 1964, anh xin tham gia nhiệm vụ đặt mìn ở cầu Công Lý (nay là cầu Nguyễn Văn Trỗi), để ám sát phái đoàn quân sự chính trị cao cấp của Chính phủ Mỹ do Bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamara dẫn đầu sang miền Nam Việt Nam. Dù trước đó tổ chức có lời can ngăn không giao nhiệm vụ cho anh (do anh vừa cưới vợ được 19 ngày) nhưng anh quyết tâm nhận nhiệm vụ. Công việc bại lộ, anh bị bắt lúc 22 giờ ngày 09 tháng 5 năm 1964. Chúng tra tấn anh rất dã man nhằm tìm ra tổ chức đứng phía sau, nhưng không đạt kết quả. Chúng chuyển sang mua chuộc bằng những lời ngon ngọt, thậm chí đem chuyện gia đình vợ mới cưới xinh đẹp ra để hòng làm nao núng trái tim anh. Nhưng trước, sau chúng đều bị anh đáp lại bằng những lời đanh thép buột tội cướp nước của đế quốc Mỹ, và tội bán nước của bọn tây sai Nguyễn Khánh. Anh nói: "Tôi nói với mấy người, tôi làm việc phải, tôi giết bọn cướp nước thì dù nguy hiểm, thương tật hay hy sinh, tôi cũng vui lòng. Tôi không thể sống như bọn tay sai mong được an thân để làm hại đồng bào!" hay " Sống như các người tôi sống không nổi, sống như thế thà chết còn hơn". Những câu nói đó đến hôm nay còn nguyên giá trị và tính thời sự của nó. Anh đã tuyên bố với bọn đế quốc: " Còn đế quốc Mỹ không ai còn hạnh phúc nổi cả... Nơi nào có đế quốc Mỹ nơi đó có chất nổ"... Không khuất phục được anh, bọn Ngụy quyền Sài Gòn cùng quan thầy Mỹ đưa anh ra tòa án quân sự kết án tử hình.Để cứu anh, một tổ chức du kích Venezuela tuyên bố trao đổi anh với một con tin là trung tá không quân Mỹ, Michael Smolen mà họ vừa bắt giữ. Tuy nhiên, Mỹ và bọn tay sai đã lật lọng, đến phút chót. Sau khi viên sĩ quan Mỹ vừa đuợc trả tự do phía bên kia nửa vòng trái đất thì ở miền Nam Việt Nam, bọn chúng đưa anh đi xử bắn tại sân sau nhà lao Chí Hòa. Trước sự chứng kiến của nhiều phóng viên nước ngoài, những phút cuối cùng, bọn chúng "xốc" anh ra pháp trường, anh tập tễnh trên cái chân còn băng bột. Không cho bọn chúng giở trò rửa tội, không cho chúng bịt mắt, anh giật mảnh băng đen và khảng khái: " hãy để tôi nhìn quê hương lần cuối". Những lời cuối cùng được các phóng viên ghi lại: Trước khi những họng súng đen ngòm đầy tội ác chĩa về phía anh nhả đạn.
Anh hô vang:
"Hãy nhớ lấy lời tôi !
Đả đảo đế quốc Mỹ !
Đả đảo Nguyễn Khánh!
Hồ Chí Minh muôn năm !
Hồ Chí Minh muôn năm!
Hồ Chí Minh muôn năm!
Việt Nam muôn năm! "
Sự hy sinh anh dũng của Nguyễn Văn Trỗi là một tấm gương sáng cho hàng triệu trái tim người con yêu nước Việt Nam và bạn bè trên thế giới yêu chuộng hòa bình, bênh vực công lý; góp phần cổ vũ, tăng thêm nghị lực đấu tranh của các anh em đang bị tù đày; khơi dậy ở lớp thanh niên ngày ấy ý chí chiến đấu gan dạ hơn, sôi sục hơn. Lời hô của anh tại pháp trường như tiếng kèn xung trận, thôi thúc, khích lệ cả nước hăng hái xung phong sẵn sàng đánh giặc. Học tập gương chiến đấu của Nguyễn Văn Trỗi, khắp cả nước dấy lên phong trào thi đua, quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ cứu nước. Lớp lớp thanh niên trên mọi miền đất nước noi gương anh, đi theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, xông pha ra mặt trận chiến đấu, góp phần làm nên Đại thắng mùa Xuân năm 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
Nếu có gì sai xin bạn nhắc ạ!Nhớ vote cho mình 5* nhé! Mình cám ơn bạn nhiều ạ!
Chúc Bạn Học Tốt!TYMTYM
Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK