Trang chủ Lịch Sử Lớp 7 nêu tình hình chính trị kinh tế dưới triều nguyễn...

nêu tình hình chính trị kinh tế dưới triều nguyễn / sos câu hỏi 4514192 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

nêu tình hình chính trị kinh tế dưới triều nguyễn / sos

Lời giải 1 :

CHÍNH TRỊ 

- Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi vua (Gia Long). Nhà Nguyễn thành lập, đóng đô ở Phú Xuân (Huế).

- Năm 1804, nhà nước đổi tên nước là Việt Nam nhưng sau đó lại đổi lại thành Đại Nam.

* Tổ chức bộ máy Nhà nước:

 - Chính quyền Trung ương tổ chức theo mô hình thời Lê.

- Thời Gia Long chia nước làm 3 vùng: Bắc Thành, Gia Định Thành và các Trực Doanh (Trung Bộ) do Triều đình trực tiếp cai quản.

- 1831 – 1832, Minh Mạng thực hiện một cuộc cải cách hành chính chia cả nước là 30 tỉnh và một Phủ Thừa Thiên. Đứng đầu là tổng đốc tuần phủ hoạt động theo sự điều hành của Triều đình.

- Tuyển chọn quan lại; thông qua giáo dục, khoa cử.

- Luật pháp ban hành Hoàng Việt luật lệ (Luật Gia Long) với 400 điều hà khắc.

- Quân đội: được tổ chức quy củ trang bị đầy đủ song lạc hậu, thô sơ.

* Ngoại giao

- Thần phục nhà Thanh (Trung Quốc).

- Bắt Lào - Campuchia thần phục.

- Với phương Tây "đóng cửa" không chấp nhận việc đặt quan hệ ngoại giao của họ.

* Nhận xét

+ Lần đầu tiên trong lịch sử, một triều đại phong kiến cai quản một lãnh thổ rộng lớn  thống nhất như ngày nay.

+ Nhà Nguyễn thành lập vào lúc chế độ phong kiến Việt Nam đã bước vào giai đoạn suy vong.

+ Trên thế giới chủ nghĩa tư bản đang phát triển, đẩy mạnh nhòm ngó, xâm lược thuộc địa, một số nước đã bị xâm lược.

=> Nhìn chung bộ máy Nhà nước thời Nguyễn giống thời Lê sơ, có cải cách chút ít. Song những cải cách của nhà Nguyễn nhằm tập trung quyền hành vào tay vua. Vì vậy nhà nước thời Nguyễn cũng chuyên chế như thời Lê sơ.

KINH TẾ

* Nông nghiệp

+ Nhà Nguyễn thực hiện chính sách quân điền song do diện tích đất công ít (20% tổng diện tích đất). Đối tượng được hưởng nhiều, vì vậy tác dụng không lớn.

- Khuyến khích khai hoang bằng nhiều hình thức, nhà nước và nhân dân cùng khai hoang.

- Nhà nước còn bỏ tiền, huy động nhân dân sửa đắp đê điều.

- Trong nhân dân, kinh tế tiểu nông cá thể vẫn duy trì như cũ.

=> Nhà Nguyễn đã có những biện pháp phát triển nông nghiệp, song đó chỉ là những biện pháp truyền thống, lúc này không có hiệu quả cao.

+ Nông nghiệp Việt Nam vẫn là 1 nền nông nghiệp thuần phong kiến, rất lạc hậu.

* Thủ công nghiệp

- Thủ công nghiệp Nhà nước được tổ chức với quy mô lớn, các quan xưởng được xây dựng, sản xuất tiền, vũ khí, đóng thuyền, làm đồ trang sức, làm gạch ngói (nghề cũ).

+ Thợ quan xưởng đã đã đóng tàu thủy được tiếp cận với kĩ thuật chạy bằng máy hơi nước.

- Trong nhân dân, nghề thủ công truyền thống được duy trì nhưng không phát triển như trước.

- Thương nghiệp

+ Nội dung phát triển chậm chạp do chính sách thuế khóa phức tạp của Nhà nước.

+ Ngoại thương: Nhà nước nắm độc quyền, buôn bán với các nước láng giềng  như Trung Hoa, Xiêm, Mã lai.

+ Dè dặt với phương Tây, tàu thuyền các nước phương Tây chỉ được ra vào cảng Đà Nẵng.

+ Cho nên đô thị tàn lụi dần.

* Nhận xét: Thủ công nghiệp không có điều kiện tiếp cận kĩ thuật của các nước tiên tiến, vì vậy so với nền công nghiệp phương Tây, thủ công nghiệp nước ta lạc hậu hơn nhiều.

Thảo luận

Lời giải 2 :

`**`Chính trị:

`+,` Năm `1802`, Nguyễn Ánh đặt niên hiệu Gia Long, chọn Phú Xuân (Huế) làm kinh đô.

`+,` Năm `1806`, lên ngôi Hoàng đế. Nhà nước quân chủ tập quyền được củng cố.

`+,` Năm `1831`, chia nước ta thành `30` tỉnh nhà nước `1` phủ trực thuộc.

`+,` Vua trực tiếp điều hành mọi việc từ trung ương đến địa phương.

`+,` Năm `1815`, nhà Nguyễn ban hành luật Gia Long.

  `*`Quân đội: Nhiều binh chủng, xây dựng thành trì vững chắc, thiết lập hệ thống trạm ngựa dọc theo chiều dài đất nước.

     `->` Quan tâm và củng cố quân đội.

  `*`Về đối ngoại:

`+,` Đóng cửa, không tiếp xúc với nước ngoài.

`+,` Thần phục nhà Thanh.

`**`Kinh tế:

  `*`Nông nghiệp:

`+,` Chú trong việc khai hoang.

`+,` Các biện pháp di dân lập ấp và lập đồn điền.

`+,` Đê điều không được quan tâm, tu sửa, nam tham nhũng phổ biến.

  `*`Thủ công nghiệp:

`+,` Lập nhiều xưởng đúc, thợ giỏi được tập trung vào sản xuất.

`+,` Thợ thủ công có điều kiện phát triển nhưng bị kìm hãm.

  `*`Thương nghiệp:

`-` Nội thương:

`+,` Buôn bán có nhiều thuận lợi.

`+,` Các thành thị nổi tiếng theo đà phát triển mà rải rác ở các tỉnh Nam và Trung Bộ.

`-` Ngoại thương:

`+,` Thuyền buôn các nước lân cận thường xuyên sang nước ta buôn bán hàng hoá.

`+,` Nhà Nguyễn hạn chế buôn bán với các nước phương Tây.

Bạn có biết?

Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK