“Tiến lên! Cùng tiến lên! Nước non Việt Nam ta... vững bền!!”
Là học sinh, chắc ai ai cũng đã quen thuộc với những ca từ trên. Mỗi giờ sinh hoạt dưới cờ sáng thứ hai, những lời ca ấy lại vang lên hùng hồn, tha thiết giữa sân trường tôi.
Đầu tuần, bạn học sinh nào cũng đến trường sớm hơn mọi ngày. Khi tôi bước qua cánh cổng sừng sững, mọi thứ vẫn như còn đang mơ màng say giấc. Hàng ghế đá lặng im. Hàng cây không một chút xao động. Những ô cửa lớp vẫn còn khép chặt. Chỉ có một vài cánh chim đang chao liệng giữa không trung. Vòm trời thu còn vấn vương cơn mưa đêm qua nên nó giữ lại cho mình vô vàn chòm mây xám bạc.
“Tùng! Tùng! Tùng!” Tiếng trống trường cất lên báo hiệu còn đôi mươi phút nữa giờ học sẽ bắt đầu. Tiếng trống đánh thức ngôi trường. Các bạn học sinh đến lúc một đông. Khán đài trên sân trường đã vang lên những khúc nhạc đến trường vui tươi. Lớp trực tuần đang miệt mài xếp những hàng ghế đỏ thẳng tắp. Các lớp xếp hàng đi xuống chỗ của lớp mình. Thầy cô giáo cũng ngồi vào vị trí của mình ở hai phía khán đài. Sau khi đã ổn định hàng lối, bạn Liên Đội trưởng hô vang “Chào cờ, chào!”. Ai nấy đều đưa bàn tay nho nhỏ của mình lên ngang vầng trán đề chào cờ. Đội trống bắt đầu dội lại những nhịp trống rền vang. Lúc này, những gương mặt ngộ nghĩnh, thơ ngây, đáng yêu thường ngày bỗng trở nên nghiêm túc. Bài hát “Quốc ca” được chúng tôi hát lớn, vang vọng. Sau bài hát ấy, chúng tôi lại đồng ca bài “Đội ca”. Chiếc khăn quàng đỏ trên vai như biết chúng tôi đang nghiêm trang nên cũng lặng lẽ đu đưa theo gió. Thời khắc của lễ chào cờ kết thúc, bạn Liên Đội trưởng tổng kết và nhận xét hoạt động của Liên Đội trong tuần vừa qua. Lớp tôi đã được tuyên dương nhờ dự án chăm sóc bồn hoa cây cảnh và được nhận cờ thi đua Nhất tuần. Tiếp sau đó, các bạn lớp 5A2 lên sinh hoạt theo chủ điểm. Các bạn đã diễn một vở kịch vô cùng hài hước kể về ước mơ một bạn nhỏ vùng sâu mong được cắp sách tới trường. Chúng tôi vỗ tay không ngớt để cổ vũ các bạn.
Lúc này, mặt trời đã lên cao hơn. Nắng hắt vào ô cửa lớp những tia sáng chói chang. Nắng đùa vui trên mái tóc, trên chiếc khăn quàng đỏ của các bạn học sinh. Một cánh chim vừa sà xuống sân rồi vụt bay cao lên không trung. Hi vọng rằng, cánh chim sẽ mang theo ước mơ của chúng tôi đi khắp mọi miền.
Bác trống lại cất vang lần nữa báo hiệu giờ sinh hoạt dưới cờ kết thúc. Giờ sinh hoạt ngắn ngủi nhưng đã đem đến cho tôi và các bạn học sinh nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Năm học cuối cấp đã bắt đầu, rồi mai kia, chúng tôi sẽ phải xa mái trường, tôi sẽ nhớ mãi ngôi trường thân thương này, nhớ mãi cô thầy, bè bạn và nhớ mãi những giờ chào cờ lí thú dưới “hàng cây xanh thắm”.
Hai Bà Trưng Trắc và Trưng Nhị sinh ra trong một gia đình quý tộc địa phương thuộc dòng dõi các vua Hùng. Cha là ông Trưng Định (Hùng Định) là một hiền sĩ, văn võ toàn tài, được cử làm quan lạc tướng đất Mê Linh. Khi ông Trưng Định về đất Cổ Lai (nay là làng Hạ Lôi, xã Mê Linh) ẩn thân dạy học đã gặp bà Trần Thị Đoan con gái cụ Trần Minh (cũng là cháu chắt bên ngoại của vua Hùng, một gia đình phong lưu lệch tộc cao môn), ông đã xin đính ước cầu hôn cùng bà.
Bà Đoan là người công dung, ngôn hạnh, đức độ hiền hòa, thông thạo nông trang, giỏi chăn tằm, dệt lụa. Sống giữa vùng có nghề dệt truyền thống (xuất phát từ việc dệt sợi đay thành vải mặc, do công chúa Ngọc Hoa con gái vua Hùng Duệ Vương truyền dạy mà cả vùng có nghề trồng dâu nuôi tằm). Trong nghề lứa đầu kén đầy gọi là kén trắc (chắc), lứa sau kén mỏng gọi là kén nhị (nhì).. Trứng ngài tốt gọi là trứng chắc, trứng ngài kém gọi là trứng nhì. Vì vậy sau khi có con, ông bà Hùng Định vui mừng đã đặt tên con là Trắc và Nhị để dễ nuôi nấng. Thần tích của làng chép: “Hai Bà là chị em sinh đôi, ngày sinh là mồng một tháng Tám năm Giáp Tuất, tức năm 14 sau Công Nguyên. Vốn dòng dõi con nhà Lạc tướng, có chí phục quốc, hai chị em sớm có tư chất thông minh, xinh đẹp, có tài năng khác thường. Đặc biệt là Trưng Trắc, bà tỏ ra là người “rất can đảm dũng lược”. Đến khi trưởng thành, hai chị em được cha dạy binh thư võ nghệ, thạo đường cung kiếm. Khi ông Hùng Định qua đời, bà Trần Thị Đoan tiếp tục nuôi dạy con theo ý nguyện của chồng.
Nghe tin vợ chồng ông Đỗ Năng Tế và bà Tạ Thị Cẩn Nương quê ở xứ Đoài là người hiền tài, giỏi việc quân bà Đoan liền mời hai người về dạy dỗ cho con. Chẳng bao lâu Trưng Trắc và Trưng Nhị đã trở thành những người giỏi võ công, văn trị.
Lúc bấy giờ ở thành Luy Lâu (Thuận Thành, Bắc Ninh ngày nay), có tên Ngụy Húc người Hán rất giỏi võ nghệ và thâm độc. Hắn vờ mở đài thi võ để tập trung người tài Việt Nam rồi tìm cách triệt hại. Vô cùng căm phẫn trước hành động gian ác của giặc, Hai Bà quên tuổi 17 cải trang giả làm trai đến tỷ thí võ nghệ với hắn. Cuối cùng Hai Bà đã giết chết được tên Ngụy Húc, trừ họa cho dân.
Năm 19 tuổi Trưng Trắc kết duyên cùng Thi Sách cũng là con Lạc tướng ở huyện Chu Diên. Sách “Đại Việt sử ký toàn thư” có xác nhận sự kiện này: “Thi Sách cũng là con Lạc tướng, con hai nhà tướng kết hôn với nhau”. Hai thế lực ở địa phương gắn bó với nhau bằng con đường hôn nhân làm cho thanh thế của hai họ càng lên cao khiến cho giặc lo sợ.
Bấy giờ nhà Đông Hán đang cai trị nước ta, chúng chia nước ta thành bá quận: Giao Chỉ (Bắc Bộ ngày nay), Cửu Chân (Thanh, Nghệ, Tĩnh) và Nhật Nam (từ phía nam Hoành Sơn đến núi Đại Lãnh) để dễ bề cai trị và thực hiện âm mưu đồng hóa. Nhà Hán bắt nhân dân ta phải cống nộp đủ mọi thứ của ngon vật lạ như: ngà voi, sừng tê giác, đồi mồi, ngọc ngà, châu báu… và bóc lột tô thuế nặng nề làm cho đời sống nhân dân ta vô cùng khổ cực.
Năm 33 tuổi, Tô Định được cử sang làm Thái thú quận Giao Chỉ, hắn tham lam, tàn ác thường xuyên giết hại vô cớ nhiều dân thường, đàn áp các thủ lĩnh địa phương người Việt làm cho đời sống nhân dân ta ngày càng cực khổ.
Trước cảnh mất nước, nhà tan Thi Sách và Trưng Trắc bàn mưu tính kế nổi dậy chống lại nhà Đông Hán. Lúc này khắp nơi trong nước nhân dân đã sục sôi có chí nổi dậy chống lại sự tàn bạo của chính quyền đô hộ phương Bắc. Biết được điều đó, tên Thái thú Tô Định đã lập mưu kế hãm hại ông Thi Sách nhằm lung lạc ý chí của Bà Trưng Trắc và tinh thần đấu tranh của nhân dân ta. Nhưng hành động đó của Tô Định chỉ làm thổi bùng thêm ngọn lửa căm thù giặc trong lòng Trưng Trắc. Bà cùng với em gái của mình là Trưng Nhị đã đứng lên kêu gọi nhân dân khởi nghĩa, chống quân Đông Hán.
Cuộc nổi dậy của nhân dân Âu Lạc bùng nổ vào tháng 3 năm 40, do Trưng Trắc (có chồng là Thi Sách, bị quan đô hộ Đông Hán là Tô Định giết) cùng em là Trưng Nhị - con gái lạc tướng huyện Mê Linh - lãnh đạo, nhằm lật đổ ách đô hộ của nhà Đông Hán, dựng lại cơ nghiệp của các vua Hùng. Từ trung tâm Mê Linh thuộc quận Giao Chỉ (vùng đất Ba Vì - Tam Đảo ngày nay), sau cuộc hội thề tụ nghĩa ở Hát Môn (Phúc Thọ, Hà Tây), nghĩa quân tấn công đô úy trị nhà Hán ở Giao Chỉ ở Luy Lâu (Thuận Thành, Bắc Ninh). Quân Đông Hán phải rút chạy về nước. Thái thú Tô Định phải lẩn trốn về Nam Hải (Quảng Đông – Trung Quốc). Cuộc khởi nghĩa lan rộng, được nhân dân các quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố, Uất Lâm hưởng ứng, hạ 65 thành, chiếm các quận huyện. Khởi nghĩa thắng lợi, Trưng Trắc lên làm vua, đóng đô ở Mê Linh. Hè năm 42, nhà Đông Hán sai Mã Viện đem 2 vạn quân chủ lực, 2 nghìn xe thuyền sang xâm lược. Trong cuộc chiến đấu chống giặc ở Lãng Bạc, quân của Hai Bà bị thiệt hại nặng, phải lui về Cổ Loa, rồi Cấm Khê (chân núi Ba Vì, Hà Tây) lập căn cứ chống giữ. Sau một năm chiến đấu quyết liệt, Hai Bà đã hy sinh vào mùa hè năm 43.
II. CUỘC KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG
Sau khi ông Thi Sách bị Tô Định giết, bà Trưng Trắc quyết chí phục thù, bà cùng mẹ và em gái đi khắp mọi miền đất nước phát động trong toàn quận Giao Chỉ, tập hợp bạn hữu, Lạc tướng, tích trữ lương thảo chuẩn bị nổi dậy. Bà lập căn cứ ở đất Phong Châu, tập hợp thu dụng những anh hùng hào kiệt, những người cùng chí hướng, đồng thời bà Trưng Trắc cũng đến nhiều nơi vận động đồng bào, chiêu binh tuyển tướng ở các địa phương khởi nghĩa nên người theo về ngày càng đông, các thủ lĩnh ở khắp nơi đều hướng về đại nghĩa. Sau 15 ngày, hàng nghìn tướng sĩ các miền đã đến tụ nghĩa đông đảo, chuẩn bị lực lượng chờ ngày nổi dậy.
Mùa hè năm Canh Tý (năm 40 sau Công nguyên) Bà Trưng Trắc cùng em gái là Trưng Nhị lãnh đạo quân dân đứng lên đánh đổ ách thống trị của nhà Đông Hán. Hai Bà dựng cờ khởi nghĩa ở cửa sông Hát Môn. Tại đây Hai Bà đã lập đàn thề trên bãi Trường Sa. Trước mặt quận sĩ và dân chúng Trưng Trắc đã long trọng tuyên đọc lời thề xuất quân:
Một xin rửa sạch quốc thù
Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng
Ba kẻo oan ức lòng chồng
Bốn xin vẻn vẹn thửa công lênh này.
Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 3 - Năm thứ ba ở cấp tiểu học, áp lực hoc tập dần hình thành nhưng vẫn tuổi ăn, tuổi chơi nên các em cân đối học và chơi hợp lý nhé.
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK