Câu 1.
`a)` Ta có: `\hat{ACD}=90°` (góc nội tiếp chắn nửa đường tròn)
Xét $∆BAH$ và $∆DAC$ có:
`\hat{AHB}=\hat{ACD}=90°`
`\hat{ABH}=\hat{ADC}` (hai góc nội tiếp cùng chắn cung $AC$)
`=>∆BAH∽∆DAC(g-g)` (đpcm)
$\\$
`b)` Vì $I$ là điểm chính giữa cung nhỏ $BC$
`=>\stackrel\frown{IB}=\stackrel\frown{IC}`
`=>\hat{BAI}=\hat{CAI}` (hai góc nội tiếp chắn hai cung bằng nhau)
`<=>\hat{BAH}+\hat{HAI}=\hat{DAC}+\hat{DAI}` $(1)$
Mà $∆BAH∽∆DAC$ (câu a)
`=>\hat{BAH}=\hat{DAC}` $(2)$
Từ `(1);(2)=>\hat{HAI}=\hat{DAI}`
`=>AI` là phân giác của `\hat{HAD}` (đpcm)
$\\$
`c)` Ta có: `\hat{AKD}=90°` (góc nội tiếp chắn nửa đường tròn)
`=>AK`$\perp DK$
`=>AH`$\perp DK$
Ta lại có $AH\perp BC$
`=>DK`//$BC$
`=>BCDK` là hình thang $(3)$
Ta có:
`\hat{ACD}=90°=>\hat{ACB}+\hat{BCD}=90°`
Mà `\hat{ACB}+\hat{CAK}=90°` ($∆AHC$ vuông tại $H$)
`=>\hat{BCD}=\hat{CAK}`
Ta lại có:
`\hat{CAK}=\hat{CBK}` (hai góc nội tiếp cùng chắn cung $CK$)
`=>\hat{BCD}=\hat{CBK}` $(4)$
Từ `(3);(4)=>BCDK` là hình thang cân hay $B;C;D;K$ là $4$ đỉnh của hình thang cân. (đpcm)
$\\$
Câu 2.
+) Dạng chuyển động
Bài toán:
1 ô tô và 1 xe máy khởi hành cùng 1 lúc từ điểm A và B cách nhau $200km$ đi ngược chiều và gặp nhau sau $2$ giờ .Tính vận tốc của ô tô và xe máy , biết rằng vận tốc ô tô lớn hơn vận tốc xe máy là $20km/h$
Giải
Gọi $x;y$(km/h) lần lượt là vận tốc của ô tô và xe máy $(x>20;y>0)$
(Vận tốc đk chỉ cần >0, nhưng vận tốc ô tô lại lớn hơn xe máy 20km/h, nên x>20)
Vì vận tốc vận tốc ô tô lớn hơn vận tốc xe máy là $20$km/h nên: $x-y=20$ $(1)$
Sau $2$ giờ:
*Ô tô đi được: $2x$ (km)
*Xe máy đi được: $2y$ (km)
(Ngược chiều: khi gặp nhau tổng quãng đường 2 xe đi được bằng $AB$
A(oto)↦_____________C(gặp)______↤B(xmáy)
Hai xe gặp nhau sau $2$ giờ nên ta có:
$\qquad 2x+2y=200$
`<=>x+y=100` $(2)$
Từ $(1);(2)$ ta có hpt:
$\begin{cases}x-y=20\\x+y=100\end{cases}$ $⇔\begin{cases}x=20+y\\20+y+y=100\end{cases}$
$⇔\begin{cases}x=20+y\\2y=80\end{cases}$
$⇔\begin{cases}x=60\\y=40\end{cases}$
Vậy vận tốc ô tô là $60$km/h; vận tốc xe máy là $40$km/h
$\\$
+) Dạng làm việc chung riêng
Bài toán:
Hai người làm chung một công việc trong $8$ ngày thì xong. Nếu người thứ nhất làm trong $4$ giờ rồi nghỉ, người thứ hai tiếp tục làm trong $8$ giờ thì chỉ hoàn thành `2/ 3` công việc. Hỏi nếu làm riêng thì mỗi người mất bao lâu thì xong công việc
Giải.
Gọi $x;y$ (giờ) lần lượt là thời gian người thứ nhất và người thứ hai làm riêng thì xong công việc. $(x>y>8)$
(Dạng này đk ko cần thiết `\in N`*, vì đôi lúc đề bài ra kết quả phân số; thời gian làm riêng mỗi người phải nhiều hơn thời gian hai người làm chung, nên cần >8⇒x;y>8)
Trong $1$ ngày:
+) Người thứ nhất làm được: `1/x` công việc
+) Người thứ hai làm được: `1/y` công việc
Hai người làm chung một công việc trong $8$ ngày thì xong nên:
`8/x+8/y=1`
(1 là chỉ một công việc; hoặc có thể viết `1/x+1/y=1/ 8`)
`<=>1/x+1/y=1/ 8` $(1)$
(chỉ viết dòng ⇔ dưới cũng đc)
Nếu người thứ nhất làm trong $4$ giờ rồi nghỉ, người thứ hai làm trong $8$ giờ thì hoàn thành `2/ 3` công việc nên:
`4/x+8/y=2/ 3<=>1/ x + 2/ y=1/ 6` $(2)$
(chia 2 vế cho 4)
Từ $(1);(2)$ có hpt:
$\quad \begin{cases}\dfrac{1}{x}+\dfrac{1}{y}=\dfrac{1}{8}\\\dfrac{1}{x}+\dfrac{2}{y}=\dfrac{1}{6}\end{cases}$
$⇔\begin{cases}\dfrac{1}{x}+\dfrac{1}{y}=\dfrac{1}{8}\\\dfrac{2}{y}-\dfrac{1}{y}=\dfrac{1}{6}-\dfrac{1}{8}\end{cases}$
$⇔\begin{cases}\dfrac{1}{x}=\dfrac{1}{8}-\dfrac{1}{y}\\\dfrac{1}{y}=\dfrac{1}{24}\end{cases}$
$⇔\begin{cases}\dfrac{1}{x}=\dfrac{1}{12}\\\dfrac{1}{y}=\dfrac{1}{24}\end{cases}$
$⇔\begin{cases}x=12\\y=24\end{cases}$
Vậy:
+) Người thứ nhất làm riêng xong công việc trong $12$ ngày
+) Người thứ hai làm riêng xong công việc trong $24$ ngày
______
Điều kiện còn tùy thuộc vào đề bài có thêm dữ kiện khác nữa, nên cách làm chỉ tương đối thôi nhé.
Toán học là môn khoa học nghiên cứu về các số, cấu trúc, không gian và các phép biến đổi. Nói một cách khác, người ta cho rằng đó là môn học về "hình và số". Theo quan điểm chính thống neonics, nó là môn học nghiên cứu về các cấu trúc trừu tượng định nghĩa từ các tiên đề, bằng cách sử dụng luận lý học (lôgic) và ký hiệu toán học. Các quan điểm khác của nó được miêu tả trong triết học toán. Do khả năng ứng dụng rộng rãi trong nhiều khoa học, toán học được mệnh danh là "ngôn ngữ của vũ trụ".
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK