1. Mở bài
Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".
2. Thân bài
- Giải thích: Nghĩa đen=> nghĩa bóng. Ăn quả thì phải nhớ đến người trồng cây=> Sống ở đời phải biết ơn, nhớ ân nghĩa
- Biểu hiện: Biết ơn với những người đã ban ơn, tôn trọng yêu quý người giúp đỡ mình...=> dẫn chứng: con cháu hiếu thảo với ông bà cha mẹ, hàng năm có những ngày để tưởng nhớ Vua Hùng, ngày nhà giáo Việt Nam...
- Lý do: Để tạo thành quả thì phải tốn rất nhiều công sức...
- Ý nghĩa: Giúp con người hoàn thiện nhân cách, tạo ra một xã hội văn minh...
- Phản đề: những người sống vô ơn sẽ gặp kết quả không tốt.
3. Kết bài
Liên hệ, mở rộng vấn đề.
Lập dàn bài về một sự việc hiện tượng
Mở bài
+ Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận
+ Đưa sự việc, hiện tượng cần bàn luận vào
Thân bài
+ Làm rõ sự việc, hiện tượng cần nghị luận bằng cách:
Giải thích nếu như trong bài có khái niệm, thuật ngữ cần phải làm rõ; hoặc giải thích những từ ngữ hay và khó
Chỉ ra những biểu hiện, thực trạng: Hiện tượng đó đã và đang diễn ra như thế nào?
+ Nêu và phân tích các nguyên nhân liên quan đến sự việc, hiện tượng cần bàn luận trên các phương diện:
Nguyên nhân chủ quan: mang tính cá nhân và liên quan đến ý thức của con người
Nguyên nhân khách quan: do những yếu tố bên ngoài như gia đình, nhà trường hay xã hội,…
+ Nêu ra hậu quả (hệ quả) của vấn đề, hiện tượng cần nghị luận.
Đối với cá nhân
Đối với cộng đồng, xã hội
+ Đưa ra những giải pháp khắc phục, ngăn chặn sự việc, hiện tượng tiêu cực hay những biện pháp phát huy hiện tượng tích cực.
+ Nêu ra bài học nhận thức và hành động (liên hệ bản thân).
Kết bài:
Khẳng định lại tính tích cực hay tiêu cực của vấn đề, hiện tượng đời sống cần bàn luận.
1. Mở bài
Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận: dẫn dắt câu nói, dẫn dắt vào nội dung.
2. Thân bài
a. Giải thích khái niệm
Đối với đề bài có câu nói: trích dẫn câu nói, phân tích câu nói.
Đối với đề bài không có trích dẫn câu nói (vd: bàn về tính kiên trì): phân tích từ khóa quan trọng.
→ Rút ra ý nghĩa, bài học từ câu nói.
b. Phân tích
Phần phân tích trả lời cho câu hỏi: tại sao? (vd: tại sao có chí thì nên?)
(Lưu ý: đảm bảo trả lời từ 2 - 3 ý trở lên).
c. Chứng minh
Dẫn chứng từ nhân vật (văn học, lịch sử, khoa học xã hội…)
Dẫn chứng từ thực tế đời sống: những tấm gương tiêu biểu từ đời sống.
d. Phản biện
Lật ngược vấn đề:
Đối với đề bài phân tích xuôi (vd: bàn luận về ý kiến: “có chí thì nên”) thì phản biện ngược (những người không có chí thì sẽ…).
Đối với đề bài phân tích ngược (vd: “cái giá của việc đánh mất chữ tín”) thì phản biện xuôi (giữ “chữ tín” sẽ giúp chúng ta có được những gì?)
3. Kết bài
Bài học nhận thức và phương hướng hành động.
Tóm tắt lại vấn đề (kết lại ý nghĩa của văn bản).
Liên hệ bản thân.
1 Mở bài: Giới thiệu hiện tượng đời sống cần nghị luận
2. Thân bài:
- Khái niệm và bản chất của hiện tượng (giải thích); mô tả được hiện tượng
- Nêu thực trạng và nguyên nhân (khách quan – chủ quan ) của hiện tượng bằng các thao tác phân tích, chứng minh
- Nêu tác dụng – ý nghĩa (nếu là hiện tượng tích cực; tác hại- hậu quả (nếu là hiện tượng tiêu cực)
- Giải pháp phát huy (nếu là hiện tượng tích cực); biện pháp khắc phục (nếu hiện tượng tiêu cực)
3 Kết bài
- Bày tỏ ý kiến của bản thân về hiện tượng xã hội vừa nghị luận
- Rút ra bài học về nhận thức, hành động cho bản thân
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK