6. Văn bản tinh thần yêu nước của dân ta thuộc văn bản nào?
=> Thuộc kiểu văn bản nghị luận.
=> Em khẳng định là kiểu văn nghị luận là vì văn bản này được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng về tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta.
7. Để làm nổi bật nhận định "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước" tác giả đã chứng minh như thế nào?
=> Để làm nổi bật nhận định "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước" tác giả đã
1. Đưa ra luận điểm:
"Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước"
2. Đưa ra luận cứ để chứng tỏ luận điểm
- Luận cứ 1:
Lí lẽ: Lịch sử ta có nhiều cuộc kháng chiến chứng tỏ tinh thần yêu nước
Dẫn chứng: Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo
- Luận cứ 2:
Lí lẽ: tổ tiên ta, đồng bào ta ngày trẻ
Dẫn chứng trong bài:
" Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm bị chiếm, từ nhân dân miền ngược dến miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc. Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc, đến những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội, từ những phụ nữ khuyên chồng con đi tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải, cho đến các bà mẹ chiến sĩ săn sóc yêu thương bộ đội như con đẻ của mình. Từ những nam nữ công nhân và nông dân thi đua tăng gia sản xuất, không quản khó nhọc để giúp một phần vào kháng chiến, cho đến những đồng bào điền chủ quyên đất ruộng cho Chính phủ"
Từ dẫn chứng được lấy từ 1 đoạn văn trong bài ta có được lí lẽ:
+ Những cử chỉ yêu nước
=> Lí lẽ xác đáng, dẫn chứng cụ thể thuyết phục
Cuối cùng là lập luận - Nơi sắp xếp trình bày luận cứ từ đỏ làm cơ sở vững chắc cho luận điểm.
Luận điểm: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước"
Đó là 1 truyền thống quý báu dân tộc
+ Luận cứ 1: Lòng yêu nước trong lịch sử
+ Luận cứ 2: Lòng yêu nước trong thời điểm hiện tại
=> Lập luận logic, chặt chẽ, thuyết phục
=> Tất cả yếu tố trên đã làm nổi bật nhận định "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước" của tác giả.
7. Qua câu tục ngữ " Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" em rút ra bài học gì?
=> Với hình ảnh ẩn dụ tinh tế, câu nói này nói rằng phải biết ơn người đã tạo thành quả cho mình được hưởng thụ, sống phải biết ơn người khác, nhớ người đã tạo ra thành quả ấy.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK