Cái gì cũng có hai mặt của nó là Nghĩ đen và nghĩa bóng. Gỗ càng dùng được lâu, càng dùng được dài ngày thì là gỗ tốt nhưng nếu là gỗ tốt mà được sơn lên thì cũng mau hỏng và không bằng được gỗ rẻ. Đó chính là nghĩa đen của câu tục ngữ trên. Câu tục ngữ:" Tốt gỗ hơn tốt nước sơn" cũng như bao câu tục ngữ khác, đều ẩn chứa một điều dạy bảo của cha ông ta để lại. Người xưa mượn câu tục ngữ này để dạy bảo chúng ta rằng không nên lấy hình thức đánh gia con người bên trọng họ mà hãy tìm hiểu họ. Đây chính là nghĩa bóng của nó. Câu tục ngữ chỉ tính cách của con người, khuyên họ hãy tìm hiểu con người bên trong rồi mới quyết định nên làm gì tiếp. Câu tục ngữ này để lại cho ta rất nhiều ý nghĩa và giúp ta suy ra bài học không nên phán xét họ qua vẻ bề ngoài mà hãy tìm hiểu con người bên trong họ. Đây là một câu tục ngữ vô cùng giá trị và khuyên dạy ta rất sáng suốt. Hãy coi trọng những thứ tốt đẹp bên trong họ chứ đừng phán xét vẻ bề ngoài. Đây chính là phẩm chất làm người của người xưa.
#nocopy
Chúc bn học tốt!!
Từ thực tế cuộc sống vất vả, gian nan và đầy thử thách, nhân dân ta đã rút ra cách đánh giá, nhìn nhận sự vật và con người. Người xưa thường Ăn lấy chắc, mặc lấy bền và coi trọng phẩm chất bên trong hơn là hình thức bên ngoài. Điều đó thể hiện qua câu tục ngữ: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. Quan điểm đấy đúng hay không đúng? Trong hoàn cảnh ngày nay, nó có còn giữ nguyên giá trị hay không? Chúng ta hãy thử cùng nhau bình luận.
Tất cả các sự vật đều có hai mặt: nội dung và hình thức. Mặt nội dung còn gọi là chất lượng của sản phẩm thường được đánh giá cao.Thực tế cho thấy các đồ vật (giường, tủ, bàn ghế,...) làm bằng gỗ tốt, gỗ quý có thời gian sử dụng rất lâu dài và càng về sau càng đẹp. Người ta chỉ cần bào nhẵn rồi đánh bóng chúng bằng một lớp véc-ni là đủ. Trong khi đó, những đồ dùng bằng gỗ xấu, gỗ tạp bên ngoài lại hay được sơn phết hào nhoáng. Dù có đẹp đến đâu chăng nữa thì chúng cũng rất mau hỏng. Vì thế cho nên mọi người chuộng tốt, chuộng bền mà coi nhẹ hình thức của đồ vật. Nghĩa đen của câu tục ngữ trên là như vậy.Nhưng cũng như bao câu tục ngữ khác, câu Tốt gỗ hơn tốt nước sơn còn hàm chứa một ý nghĩa sâu sắc hơn. Đó là lời khuyên thiết thực, đúng đắn về cách nhìn nhận, đánh giá con người. Chúng ta thấy rõ tính nhất quán trong việc khẳng định sự hơn hẳn của nội dung bên trong so với hình thức bên ngoài.Lời khuyên này rất đúng vì nó được đúc kết từ kinh nghiệm sống của nhiều thế hệ. Đánh giá một con người cần phải trải qua thời gian khá dài, không thể chủ quan, hồ đồ, rất dễ dẫn đến sai lầm, thậm chí gây nên những hậu quả tai hại khó lường.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK