- Các câu tục ngữ về Hà Nội là :
+ Thứ nhất Hội Gióng, Hội Dâu
Thứ nhì Hội Bưởi, Hội Vó chẳng đâu vui bằng.
+ Thứ nhất là Hội Cổ Loa
Thứ nhì Hội Gióng, thứ ba Hội Chèm.
+ Ai ơi mồng chín tháng tư
Không đi hội Gióng cũng hư mất đời.
+ Tháng giêng giỗ Thánh Sóc Sơn
Tháng ba giỗ Tổ Hùng Vương nhớ về.
+ Bỏ con bỏ cháu, không bỏ mồng sáu tháng giêng.
Mồng sáu tháng giêng là ngày hội Cổ Loa, hội đền Sóc.
+ Cha đánh mẹ treo cũng không bỏ chùa Keo ngày rằm.
+ Mỗi năm vào dịp xuân sang
Em về Triều Khúc xem làng hội xuân...
+ Nhớ ngày hăm ba tháng ba
Dân Trại ta vượt Nhị Hà thăm quê...Là hội làng Lệ Mật.
+ Lạy trời cho cả gió lên
Cho cờ vua Bình Định bay trên kinh thành.
+ Nhong nhong ngựa ông đã về
Cắt cỏ Bồ Đề cho ngựa ông ăn.
+ Đống Đa ghi để lại đây
Bên kia Thanh Miếu, bên này Bộc Am.
+ Long thành bao quản nắng mưa
Cửa Ô Quan Chưởng bây giờ còn đây...
+ Trời cao biển rộng đất dày
Núi Nùng, sông Nhị, chốn này làm ghi.
+ Ông quan ở huyện Thanh Trì
Miếng mỡ thì lấy, miệng bì thì chê.
+ Cha đời lính Tẩy, lính Tây
Hễ trông thấy gái giở ngay xì xồ...
+ Đốc Hà áo gấm, áo hoa
Mẹ tôi váy đụp đã ba, bốn tầng...
+ Trèo lên cây gạo cao gao
Lệ cheo làng Nhói độ bao nhiêu tiền?
+ Cheo thời có bẩy quan hai
Lệ làng khảo rể trăm hai mươi vồ.
Thôi thôi tôi giã om cô
Tiền cheo cũng nặng trăm vồ cũng đau!
+ Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Dẫu chưa thanh lịch cũng người Tràng An.
+ Chẳng thơm cũng thể hoa mai
Chẳng lịch cũng thể con người Thượng Kinh.
+ Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Chẳng thanh lịch cũng là người Thủ đô.
+ Hoa thơm, thơm lạ thơm lùng
Thơm cành, thơm rễ, người trồng cũng thơm.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK