Từ ngàn xưa, với tinh thần trọng tình trọng nghĩa, thương yêu đùm bọc lẫn nhau, dân tộc ta đã truyền tụng câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”. Câu tục ngữ thẻ hiện sâu sắc truyền thống tương thân tương ái, giúp đỡ đùm bọc lẫn nhau trong khó khăn hoạn nạn của dân tộc ta. Đó là một truyền thống tốt đẹp và cao quý, cần phải gìn giữ đến đời đời.
Câu tục ngữ là sự kết tinh, hun đúc mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con ngựời. Đó là mối quan hệ tương thân tương ái, trợ giúp, thấu hiểu, đùm bọc lẫn nhau trong cơn hiểm nguy, họa nạn. Trải bao thời gian, tinh thần ấy, mối quan hệ tốt đẹp đầy tình người ấy đã trở thành nền tảng tinh thần bền vững trong cộng đồng xã hội chúng ta.
Tấm lòng nhân ái ở đây gắn với một việc làm cụ thể, hành động cụ thể. Với ý tưởng đó, câu tục ngữ đối với những người gặp cảnh bất hạnh chính là ánh sáng của ngọn lửa ấm áp, tiếp thêm tình yêu thương cho con người. Hình ảnh chiếc lá với hai tình trạng khác nhau: rách – lành, cùng đùm bọc, tương trợ nhau lại có sức thuyết phục thật lớn. Chúng dựng lại mối quan hệ thân thiết giữa người với người, nối kết họ với nhau bằng một hành động đầy tình ái. Đó là hành động đùm bọc, giúp đỡ nhau, vượt qua hoạn nạn.Ý tưởng thật lớn lại được khơi nguồn, truyền chảy thật nhẹ nhàng qua hình ảnh, bằng hình ảnh đến tận mọi tâm hồn: đánh thức, lay động mọi người hãy sống với nhau tốt đẹp hơn. . Sự tồn tại cá nhân gắn bó mật thiết trong sự ràng buộc, liên trợ lẫn nhau, càng trở nên mật thiết và cao cả hơn với tinh thần: “Lá lành đùm lá rách”.
Có thấy được đạo lý trên từ tinh thần nhân ái bao la của câu tục ngữ, chúng ta mới hiểu được những tấm lòng, những nghĩa cử thật sự, không vụ lợi, vì hạnh phúc của con người. Không phải là lời nói chính họ, với những biểu hiện thật cụ thể, những việc làm kịp thời, phần nào xoa dịu vết thương của con người trước tai ương, hiểm họa.
Ba chiếc chìa khóa dẫn tới cuộc sống mãn nguyện đó là biết quan tâm tới người khác, dám làm vì người khác và sẵn sàng chia sẻ cùng người khác. Vượt lên trên tất cả, cái cao quý và có giá trị nhất ở trên đời này chính là lòng yêu thương con người. Không có tình yêu thương, đời sống của con người cũng không khác gì các loài động vật khác: vô cảm và tàn bạo.
Ngày nay, trong xã hội ta, mối quan hệ sống trong cộng đồng ngày càng trở nên tốt đẹp. Sự ưu việt của xã hội chính là nguồn động lực thúc đẩy, phát huy tinh thần “Lá lành đùm lá rách”. Sức sống của câu tục ngữ, do vậy, càng trở nên sáng rõ hơn bao giờ hết. Nói câu tục ngữ này phù hợp với thời đại cũng có nghĩa là nó phù hợp với lòng nhân ái của dân tộc đã được bảo tồn qua nhiều thế hệ và phát huy rực rỡ trong xã hội ta ngày nay.
Tục ngữ là trí tuệ, là con tim, hóa thân của một đạo lí, một lối sống, một cách sống, một suy tư của con người. Đạo lí ấy, lối sống ấy, cách sống ấy và suy tư ấy sẽ ở mãi trong tâm trí của bao thế hệ và trở thành truyền thống đạo lí cao đẹp của dân tộc Việt Nam. Đến muôn đời sau, ý nghĩa câu tục ngữ “lá lành đùm lá rách” vẫn còn nguyên giá trị và mãi là nguồn động lực giúp ta tiến lên phía trước, xây dựng xã hội giàu lòng nhân ái và vị tha.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK