@Meoss_
* Câu 1:
_ BPTT trong khổ thơ trên là: nhân hóa
+ Dùng từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ vật: '' giấy đổ buồn '', '' mực đọng '', '' nghiên sầu ''.
=> Tác dụng: Việc sử dụng phép nhân hóa trên càng làm cho cảnh vật thêm u buồn, heo hắt. Những sự vật vốn vô tri, vô giác nhưng được tưởng tượng lên một cách sinh động, biết buồn sầu như cảm xúc của một con người. Tác giả còn thể hiện sự cảm thông của những đồ vật đối với nỗi buồn của ông đồ già.
* Câu 2:
Nói về lòng yêu nước nhà văn I-li-a Ê-ren-bua từng nói: "Dòng suối đổ vào sông, dòng sông đổ vào trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra biển, lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.'' Câu nói ấy của ngài quả là rất chính xác. Lòng yêu nước không hẳn lúc nào cũng là một thứ tình cảm cao cả bằng những hành động lớn lao, vĩ đại. Đôi khi, chúng chỉ đơn thuần là tình yêu quê hương, yêu làng xóm, yêu miền nơi mình sinh sống và lớn lên. Tình yêu quê hương đất nước không nhất thiết phải từ những việc làm quý giá hay từ vật chất mà phải xuất phát từ sự chân thành, nhiệt huyết trong tâm hồn mỗi con người. Đó sẽ là sức mạnh của một dân tộc trước bao dân tộc khác.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK