Dân tộc Việt Nam có nhiều truyền thống tốt đẹp được gửi gắm qua những câu ca dao, tục ngữ. Một trong số đó là câu: “Uống nước nhớ nguồn” nhắc nhở con người về tấm lòng biết ơn trong cuộc sống.
Câu tục ngữ được hiểu theo hai nét nghĩa. Với nghĩa đen, “uống nước” là thưởng thức dòng nước mát. Còn “nguồn” chính là nơi khởi đầu của dòng nước. “Uống nước nhớ nguồn” được hiểu là khi hưởng dòng nước mát thì hãy nhớ tới nơi khởi đầu đã cho ta dòng nước đó. Về nghĩa bóng “uống nước” được hiểu là hưởng những thành quả, thành tựu mà người khác tạo ra và “nhớ nguồn” chính nhớ tới những người đã tạo ra thành quả đó.
Bất kì thành quả nào chúng ta được hưởng ngày hôm nay đều được tạo ra từ công sức của rất nhiều người. Bởi vậy mà chúng ta cần phải biết trân trọng, ghi nhớ công lao của họ. Dân tộc Việt Nam vốn trọng ơn nghĩa. Để tưởng nhớ về các thế hệ đi trước đã ngã xuống ta có ngày Thương binh liệt sĩ, tổ chức dâng hoa lên các nghĩa trang liệt sĩ để tưởng nhớ về những người có công với đất nước, thăm hỏi và tặng quà các gia đình chính sách, việc làm này cũng giúp phần nào họ nguôi ngoai đi nỗi đau mất mát người thân. Những thương binh, bệnh binh mất một phần hoặc toàn bộ sức lao động cũng được hưởng những chế độ ưu tiên đặc biệt, được Nhà nước chu cấp một phần về kinh tế, còn đối với gia đình liệt sĩ thì thân nhân của những liệt sĩ đó được hưởng chế độ này.
Nhưng hiện nay, không ít người, đặc biệt là những bạn trẻ có lối sống vô ơn. Điều đó thật sự đáng lên án, tránh xa. Đối với học sinh cần - chủ nhân của đất nước hôm nay cần phải ghi nhớ câu tục ngữ trên. Chúng ta cần biết ơn ông bà, cha mẹ, thầy cô… - những người đã có công sinh thành, nuôi dưỡng hay dạy dỗ trong cuộc đời.
Có thể khẳng định câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” là một lời khuyên quý giá dành cho mỗi người. Tấm lòng biết ơn, nhớ về cội nguồn sẽ giúp chúng ta sống có ý nghĩa hơn.
Đáp án+Giải thích các bước giải:
Truyền thống đạo lí xưa nay là thước đo phẩm chất nhân cách ở đời của mỗi con người. Vì thế nhân dân Việt Nam ta luôn tự hào bởi lối sống đậm chất nhân văn “uống nước nhớ nguồn”. Bằng cách nói giàu hình ảnh, hai câu tục ngữ chính là tiếng nói khẳng định về lối sống ân tình thủy chung, biết ghi nhớ và báo đáp công ơn đối với những người có công lao với mình của con người Việt Nam.
Được uống ngụm nước trong lành, mát lạnh, nhất định ta không đượcquên cội nguồn - nơi dòng nước chảy tới. Vẫn là đặc điểm quen thuộc củatục ngữ, vẫn là những hình ảnh tượng trưng độc đáo và hàm súc, cha ông tagửi gắm vào đó lời răn dạy về lòng biết ơn: người được hưởng thành quả
lao động thì phải biết ơn người tạo ra nó. Để có được cuộc sống như ngàyta không được quên ơn những người đã mang đến cho ta sự ấmno hạnh phúc.hômnay,
Truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” vốn đãđi vào đời sống, là nét đẹp trong phẩm chất của người Việt. Gần gũi là thờcúng ông bà tổ tiên mỗi khi tết, giỗ trong mỗi gia đình để tỏ lòng biết ơn
công lao sinh thành dưỡng dục của con cháu, rầm rộ hơn là những lễ hội
được tổ chức hàng năm tưởng nhớ các vị anh hùng dân tộc. Bác Hồ đã dạy:
“Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy
nước”. Vì thế mà:
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba
Để có được cuộc sống ấm no như ngày hôm nay, cha ông ta đã phải đồ mồhội, xương máu và cả tính mạng của mình để giữ vững bình yên cho đấtnước. Từ thời “mang gươm đi mở cõi” lịch sử của Việt Nam đã là lịch sửdựng nước gắn liền với giữ nước. Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi,Quang Trung….. đều trở thành những tên phố, tên đường, tên trường học....luôn nhắc nhớ chúng ta về sự đóng góp to lớn của họ cho đất nước. . Toàn thể nhân dân Việt Nam một lòng biết ơn Đảng, cách mạng vàBác Hồ. Hàng năm, chúng ta có ngày 27/7 - ngày Thương binh liệt sĩ để tỏlòng biết ơn tới những anh hùng có công với cách mạng, lòng biết ơn đượcthể hiện bằng hành động rất cụ thể như phong trào “đền ơn đáp nghĩa”,“nhà tình nghĩa”... Ở mỗi làng, mỗi thônxóm vẫn diễn ra hoạt động hội làng đều đặn nhằm ghi tạc công lao củacác vị thành hoàng làng, tổ nghề, tổ sư. đãi, hỗ trợ, giúp đồ gia đình thươngbinh liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam anh hùng.
Những phong tục, lễ hội đáng quý ấy đã trở thành hoạt động không thểthiếu hàng năm của người Việt Nam. Bởi, nhớ ơn Người mang lại cho mìnhcuộc sống ấm no hạnh phúc trở thành lễ tự nhiên, trở thành nếp sống, nếpnghĩ và phẩm chất tốt đẹp của nhân dân ta. Đó cũng là một trong nhữngđạo lí làm người của dân tộc Việt Nam. Đối với người học sinh thể hiện lòngbiết ơn ông bà cha mẹ, thầy cô bằng hành động cụ thể chính là đang thựchiện đạo lí làm người ấy.
@chinguyen6778
#NHATNGUYEN
*Đừng quên vote 5 sao + TLHN để giúp mình có thêm động lực nhé! Chúc bạn học tốt ạ!*
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK