- Giải thích:
+ Đói: chỉ sự đói khát, thiếu thốn, khó khăn về vật chất.
+ Sạch: chỉ sự sạch sẽ, sự trong sáng của tâm hồn, cách cư xử, suy nghĩ có văn hóa.
=> Đói cho sạch: cha ông ta ngoài việc muốn nhắn nhủ con cháu không chỉ trong cách ăn mặc, còn muốn nhắc nhở con cháu về một cách sống đẹp, văn hóa, dù có phải đối mặt với thiếu thốn về vật chất, khó khăn trong chuyện tiền bạc nhưng vẫn phải giữ được một tâm hồn trong sáng, biết cư xử phải đạo, không được làm những việc bất lương.
+ Rách: chỉ sự không lành lạnh, chắp vá, cũng chỉ về sự thiếu thốn, khó khăn.
+ Thơm: chỉ sự thơm tho, sạch sẽ, hướng tới những điều đúng đắn.
=> Rách cho thơm: Câu tục ngữ đúc kết những đạo nghĩa tốt đẹp của ông cha ta. Nó thể hiện chân lý bao đời nay của bao thế hệ người dân Việt mà chúng ta có thể nhận thấy qua những câu ca dao tục ngữ khác như “Giấy rách phải giữ lấy lề” hay như “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”, nhằm hương chúng ta tới sống đẹp, sống đúng, đó là cách sống mà mỗi người cần hướng tới.
- Nhận xét đặc sắc về nghệ thuật
+ Kết cấu hai vế song hành, đối xứng tạo sự đăng đối.
+ Nhịp điệu 3/3.
+ Cách dùng hình ảnh gợi nhiều liên tưởng cùng phép hoán dụ đã khiến hình ảnh câu tục ngữ trở nên giàu sức hấp dẫn.
- Tìm hiểu nghĩa câu tục ngữ
+ Nghĩa đen: Dạy con người khi đói phải ăn uống sạch sẽ, khi nghèo phải sống thật thơm tho, sạch sẽ, không được lôi thôi.
+ Nghĩa bóng: Dạy con người dù trong hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn như thế nào cũng phải biết giữ gìn phẩm giá, đạo đức của bản thân.
- Bình luận câu tục ngữ.
+ Đánh giá ý nghĩa: có ý nghĩa vô cùng sâu sắc, đóng góp vai trò quan trọng vào việc hình thành nhân cách con người.
+ Giá trị nội dung: Đói cho sạch, rách cho thơm từ xưa đến nay đã là lời răn dạy, là lẽ sống mà mỗi con người phải hướng đến. Là một học sinh ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường chúng ta phải kiên định, trung thực, không vì những lợi ích trước mắt mà bán rẻ nhân cách của mình. Chỉ có tu dưỡng, rèn luyện đạo đức ngay từ bây giờ thì sau này ta mới trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.
+ Bài học rút ra: Trong cuộc sống dù gặp khó khăn, trở ngại vẫn luôn phải giữ gìn phẩm giá bản thân.
2. Câu tục ngữ “Học ăn, học nói, học gói, học mở”
- Giải thích:
+ Học ăn: học những phép lịch sự trong ăn uống.
+ Học nói: học nói những điều hay, lẽ phải.
+ Học gói: học cách tiết kiệm, giữ gìn, không lãng phí.
+ Học mở: học tính rộng lượng, bao dung, sẵn sàng giúp đỡ người khác.
-> Học gói, học mở: cũng có ý nghĩa là học để biết cách làm cái gì trước, cái gì sau, cách sắp xếp công việc, có gói rồi mới đến mở, trong cuộc sống phải biết trước biết sau, chỉ chung về sự khéo léo trong công việc, cách đối nhân xử thế cuộc sống hàng ngày.
- Nhận xét đặc sắc về nghệ thuật
+ Kết cấu 4 vế ngang bằng nhau.
+ Nhịp điệu 2/2/2/2.
+ Cách dùng hình ảnh gợi nhiều liên tưởng cùng phép liệt kê đã khiến hình ảnh câu tục ngữ trở nên giàu sức hấp dẫn.
- Tìm hiểu nghĩa câu tục ngữ
+ Nghĩa đen: Dạy con người cách ăn, cách nói, cách sắp xếp mọi việc trong cuộc sống.
+ Nghĩa bóng: Khuyên ta phải biết học cách ăn uống cho thanh lịch, học cách nói năng cho nhã nhặn và học cách ứng xử cho khôn khéo, đúng mực.
- Bình luận câu tục ngữ.
+ Đánh giá ý nghĩa: có ý nghĩa vô cùng sâu sắc, đóng góp vai trò quan trọng vào việc ứng xử trong cuộc sống.
+ Giá trị nội dung: Trong việc ăn uống, người ta cũng thể hiện trình độ văn hóa của mình. Ăn uống lịch sự, văn minh sẽ tạo ra cảm tình cho người khác, đồng thời giúp hình thành nếp sống đẹp trong gia đình và ngoài xã hội. Sử dụng ngôn ngữ là hình thức giao tiếp quan trọng nhất của con người. Chính vì vậy, người ta cần học cách nói năng sao cho khéo léo, để có thể xây dựng được những mối quan hệ tốt với mọi người xung quanh và gặt hái được thành công trong cuộc sống.
+ Bài học rút ra: Trong cuộc sống, trong những hoàn cảnh khác nhau cần có cách cư xử đúng đắn và phù hợp.
Bạn tham khảo nha. Chúc bạn học tốt!!
Đói cho sạch,rách cho thơm
Nghệ thuât:phép đối,gieo vần,ẩn dụ
Nghĩa đen: dù đói cũng phải ăn sạch sẽ,vệ sinh; dù rách cũng phải mặc thơm tho,tươm tất
Nghĩa bóng: Trong mọi hoàn cảnh đều phải giữ nhân cách trong sạch
Câu tục ngữ có ý nghĩa rất giá trị trong đời sống,bài học cho ta biết đc rằng trong mọi hoàn cảnh ra sao thì vẫn luôn giữ phẩm chất trong sạch không làm điều gì trái với đạo lí,pháp luật
(câu còn lại mình không biết xin lỗi ạ!)
#Ann
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK