Đáp án:Cần ôn các câu liên quan tới
*》Giới tính,NST giới tính(Cơ chế sinh con trai,con gái?.Tại sao tỉ lệ nam:nữ sấp xỉ 1:1:?.Quan niệm cho rằng sinh con trai hay con gái là do phụ nữ là đúng hay sai?Vì sao?)
*》ADN,ARN,protein:Ôn về quá tổng hợp của protein, quá trình phiên mã của ARN và quá trình tự sao của ADN.Ôn về các phần như cấu trúc,chức năng...
*》Menđen,mocgan:Nội dung,ý nghĩa,cơ sở,điều kiện nghiệm đúng của quy luật međen(Quy luật phân li và phân li độc lập) và quy luật mocgan(di truyền liên kết).Ôn về vì sao međen lại chọn đối tượng nghiên cứu là cây đậu hà lan,mocgan lại chọn ruồi giấm? Và So sánh quy luật phân li độc lập và di truyền liên kết(Giống và khác)...
*》Đột biến:Nắm rõ khái niệm,nguyên nhân,cơ chế phát sinh,đặc điểm,ý nghĩa của các loại biến dị...Và các bệnh,dị tật di truyền.
*》Bổ sung 1 số câu hỏi có thể có:
Câu 1:Tại sao di truyền phân li độc lập của menđen lại tạo ra nhiều biến dị tổ hợp hơn mocgan.
Câu 2:Tại sao nói đột biến gen là nguồn nguyên liệu quý giá cho chọn giống và tiến hóa.
Câu 3:Tại sao nhân tố di truyền tồn tại thành từng cặp và mỗi giao tử chỉ mang 1 nhân tố di truyền.
Câu 4:Biến dị tổ hợp là gì.Nêu nguyên nhân phát sinh và ý nghĩa của đột biến đó?
Câu 5:Tại sao ở các loài sinh sản hữu tính rất khó để tìm thấy 2 cá thể giống hệt nhau.....
Câu 6:Khái niệm,lấy vd tính trạng,di truyền,biến dị,cặp tính trạng tương phản,tính trạng,kiểu gen,kiểu hình....
Câu 7:So sánh biến dị di truyền và không di truyền.....
1. Tính trạng:
- Là những đăc điểm về hình thái cấu tạo, sinh lí, sinh hoá của cơ thể ( đặc điểm hoặc tính chất biểu hiện ra bên ngoài của các cá thể trong loài giúp ta nhận biết sự khác biệt giữa các cá thể )
-Ví dụ: Thân cao, quả lục.
2. Cặp tính trạng tương phản
-Là2 trạng thái (đối lập nhau ) biểu hiện trái ngược nhau của cùng loại tính trạng
- Ví dụ: Trơn ,nhăn
3. Nhân tố di truyền : Là nhân tố quy định các tính trạng của cơ thể.
4. Giống thuần chủng:
Là giống có đặc tính di truyền đồng nhất, các thế hệ sau giống cac thế hệ trước
5. Kiểu hình là tổ hợp các tính trạng của cơ thể.
6. Tính trạng trội: Là tính trạng biểu hiện ở F1 ( P thuần chủng)
7. Tính trạng lặn: Là tính trạmg đến F 2 mới được biểu hiện
8. Kiểu gen : Là tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào của cơ thể . Kiểu gen quy định kiểu hình. (thông thường khi nói tới kiểu gen là người ta chỉ xét 1 vài gen liên quan tới kiểu hình cần nghiên cứu)
9. Thể đồng hợp: Là kiểu Gen chứa cặp gen tương ứng giống nhau.(aa,bb, AA)
10. Thể dị hợp: Là kiểu gen chứa cặp gen tương ứng khác nhau.(Aa, Bb)
11) Cặp NST tương đồng : LàCặp NST giống nhau về hình dạng và kích thước
12) Bộ NST lưỡng bội:.chứa các cặp NST tương đồng ( trừ NST giới tính)
13) Bộ NST đơn bội : . chứa 1 chiếc của các cặp tương đồng.
Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK