Trang chủ Sinh Học Lớp 9 câu 1:khả năng mắc bệnh đao ở cả nam và...

câu 1:khả năng mắc bệnh đao ở cả nam và nữ là như nhau còn bệnh mù màu và bệnh máu khó đông là ít biểu hiện ở nữ thường biểu hiện ở nam.vì sao. câu 2:kể tên cá

Câu hỏi :

câu 1:khả năng mắc bệnh đao ở cả nam và nữ là như nhau còn bệnh mù màu và bệnh máu khó đông là ít biểu hiện ở nữ thường biểu hiện ở nam.vì sao. câu 2:kể tên các biến dị di truyền và không di truyền.nêu khái niệm từng loại. câu 3:ARN và protein có chức năng gig

Lời giải 1 :

Đáp án:

Câu 1:

-Khả năng mắc bệnh đao ở cả nam và nữ là như nhau vì bệnh đao xảy ra do có 3 NST ở cặp số 21 trong bộ NST lưỡng bội ở người$=>$Bệnh nằm trên NST thường

$=>$Cả nam và nữ đều có nguy cơ biểu hiện bệnh như nhau.
-Nhưng bệnh mù màu và bệnh máu khó đông(do đột biến gen lặn gây ra) là do gen lặn quy định nằm trên NST giới tính X Chứ không nằm trên NST giới tính Y.

$=>$Ở người nữ mang cặp NST giới tính XX sẽ biểu hiện kiểu kình bị bệnh khi cả 2 NST mang gen lặn còn nếu trong cặp NST 1 mang gen lặn còn 1 mang gen trội thì sẽ biểu hiện kiểu hình bình thường mà không biểu hiện kiểu hình bị bệnh.Còn ở nam mang cặp NST giới tính XY chỉ cần NST X mang gen lặn chứ không cần NST Y mang gen lặn là đã biểu hiện kiểu hình bị bệnh.

$=>$Bệnh máu khó đông ít biểu hiện ở nữ thường biểu hiện ở nam.

Câu 2:

*》Các loại biến dị di truyền và không di truyền:

-Biến dị di truyền:

+Đột biến gen

+Đột biến NST:Đột biến cấu trúc và số lượng NST.

+Biến dị tổ hợp.

-Biến dị không di truyền:Thường biến

*》Khái niệm:

-Biến dị di truyền là những biến đổi trong vật chất di truyền xảy ra ở cấp độ phân tử(Đột biến gen) hoặc cấp độ tế bào(đột biến cấu trúc và số lượng NST).

-Biến dị không di truyền(thường biến) là những biến kiểu hình ở cùng 1 kiểu gen phát sinh trong đời sông cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp từ môi trường.

Câu 3:

-Chức năng của ARN là:ARN gồm 3 loại với những chức năng khác nhau là:

+mARN(ARN thông tin):mang thông tin quy định cấu trúc của 1 loại protein.

+tARN(ARN vận chuyển):vận chuyển các axit amin vào riboxom khớp với mARN theo NTBS và đặt axit amin vào đúng vị trí.

+rARN(ARN riboxom):Cấu tạo nên riboxom.

-Chức năng của protein:protein có nhiều chức năng như:

+Là thành phần cấu trúc của cơ thể,cấu tạo nên các bào quan,màng sinh chất,chất nguyên sinh...

+Tham gia vào các hoạt động sống của tế bào:

•Xúc tác quá trình trao đổi chất:bản chất của protein là enzim

•Điều hòa quá trình trao đổi chất:bản chất của hoocmon là protein.

•Vận chuyển các chất trong cơ thể 

•Là kháng thể chống lại các vi sinh vật gây bệnh.

+Dự chữ năng lượng.VD:protein trong trứng gà có nhiệm vụ dự chữ năng lượng để nuôi phôi gà...

   Chúc bạn học tốt...Nếu thấy câu trả lời trên hữu ích thì cho mk xin câu trả lời hay nhất nha.mơn bạn....

 

Thảo luận

Bạn có biết?

Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK